9 Chiến Lược Định Vị Phổ Biến Và Các Bước Thực Hiện Hiệu Quả

Bất cứ doanh nghiệp dù có quy mô lớn hay nhỏ cũng đều muốn khẳng định vị trí, sức ảnh hưởng của mình trên thị trường và trong tâm trí khách hàng. Để làm được điều này, họ cần tạo cho mình chỗ đứng vững chắc thông qua việc xác định vị thế thương hiệu hay còn gọi là chiến lược định vị thương hiệu. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn đọc 9 chiến lược phổ biến cùng các bước thực hiện để dễ dàng đạt được thành công.

Định vị thương hiệu là gì?

Theo Philip Kotler, định vị thương hiệu chính là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra cho sản phẩm cùng thương hiệu sản phẩm một vị trí đã xác định so với đối thủ cạnh tranh trong tâm trí khách hàng. Với Giáo sư David Aaker – chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu, định vị nhãn hiệu là một phần của nhận diện thương hiệu, đồng thời các đề xuất giá trị là để chủ động kết nối các đối tượng khách hàng mục tiêu, công chúng và thể hiện một lợi thế nhất định so với các thương hiệu cạnh tranh.

Có thể thấy dù sử dụng ngôn từ diễn đạt khác nhau, tuy nhiên các chuyên gia vẫn hàm ý chỉ định vị thương hiệu là quá trình giành lấy niềm tin, in sâu hình ảnh thương hiệu vào tâm trí khách hàng và đẩy cảm xúc của họ để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh.

Không giống như một số chiến lược marketing khác, chiến lược định vị thương hiệu đòi hỏi người làm marketing cần có chiến lược sáng suốt, khôn ngoan để giành được thắng lợi trên thương trường.

Định vị thương hiệu là quá trình tạo niềm tin về thương hiệu trong tâm trí khách hàng
Định vị thương hiệu là quá trình tạo niềm tin về thương hiệu trong tâm trí khách hàng

Định vị thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp kinh doanh, lý do là bởi hoạt động này mang đến những lợi ích như:

  • Tạo ra sự khác biệt: Định vị giúp các tổ chức xác định được mình là ai trên thị trường và khẳng định một cách tinh tế định vị đó trong tâm trí khách hàng mục tiêu.
  • Duy trì được vị thế trên thị trường: Nếu các công ty không định vị sự khác biệt của mình sẽ rất khó để có thể cạnh tranh được với đối thủ và được khách hàng chú ý.
  • Duy trì hình ảnh thương hiệu bền vững: Khi định vị thương hiệu thành công, dù chỉ là một cụm từ, hình ảnh, giai điệu nào đó trong tâm trí khách hàng, đối thủ sẽ rất khó để chiếm lĩnh được định vị, vị trí của thương hiệu đã có. Vị trí thương hiệu có thể tạo ra sức mạnh bền vững để doanh nghiệp tồn tại trên thị trường.
  • Tăng doanh thu: Khi khách hàng đã nhận diện được thương hiệu, nhu cầu tiêu dùng tăng và qua đó đem đến nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Các Bước Trong Quy Trình Bán Hàng Của Doanh Nghiệp Chi Tiết Nhất

9 Chiến lược định vị phổ biến hiện nay

Thị trường ngày càng đa dạng, đồng thời khách hàng cũng trở nên khó tính hơn, nhu cầu cao hơn và đối thủ cạnh tranh xuất hiện nhiều. Do đó doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần có cho mình chiến lược định vị phù hợp. Dưới đây là 9 phương pháp định vị giúp các tổ chức thu hút được tập khách hàng tiềm năng và dễ dàng khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

Chiến lược định vị dựa theo chất lượng

Chất lượng của sản phẩm cao hay thấp không phải nằm ở sự giới thiệu của người bán mà chủ yếu nằm ở cảm nhận của khách hàng. Vậy nên khi định vị thương hiệu dựa vào chất lượng được xem là chiến lược bền bỉ và lâu dài. Lúc này điều mà doanh nghiệp cần quan tâm đó là nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Mặc dù sẽ mất rất nhiều thời gian để khách hàng kiểm chứng và chấp nhận, tuy nhiên khi đã định vị thành công, thương hiệu của bạn sẽ tồn tại bền vững.

Khi đó nếu sản phẩm của bạn có ưu thế về chất lượng so với đối thủ, hãy cân nhắc lấy thế mạnh này để xây dựng chiến lược định vị thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Đây được xem là vũ khí để công ty dễ dàng đánh bại đối thủ.

Chiến lược định vị dựa theo chất lượng thường được sử dụng phổ biến
Chiến lược định vị dựa theo chất lượng thường được sử dụng phổ biến

Định vị thương hiệu cho doanh nghiệp theo giá trị

Giá trị là những gì ý nghĩa mà doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng bên cạnh việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Chính giá trị và trải nghiệm là yếu tố khiến khách hàng hài lòng và muốn gắn kết với thương hiệu lâu hơn.

Chiến lược định vị dựa vào giá trị tức là mang đến nhiều lợi ích hơn so với số tiền khách hàng bỏ ra để sở hữu sản phẩm, dịch vụ. Nếu chiến lược thành công, khách hàng dễ dàng bị thuyết phục hoàn toàn về giá cả và chất lượng, qua đó giúp doanh nghiệp phát triển hơn.

Định vị dựa theo tính năng

Đối với chiến lược này, công ty sẽ dựa vào tính năng của sản phẩm để truyền tải thông điệp định vị rõ ràng, đồng thời giúp khách hàng ghi nhớ, cảm nhận được ngay từ lần trải nghiệm đầu tiên. Định vị dựa vào tính năng là cách mà nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghệ thường sử dụng, đặc biệt là di động.

Tuy nhiên hạn chế của chiến lược định vị này đó là khó tạo ra được sự khác biệt mãi mãi, doanh nghiệp sẽ bị đánh bại khi thị trường xuất hiện những sản phẩm mới có tính năng hoàn thiện, được cải tiến hơn. Đây chính là lý do công ty phải liên tục đổi mới sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường.

Chiến lược định vị dựa theo mối quan hệ

Việc tạo dựng mối quan hệ tương tác giữa thương hiệu và khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động định vị thương hiệu. Nếu thương hiệu đủ mạnh và có khả năng tương tác tốt với khách hàng sẽ dễ dàng chạm được đến trái tim của người tiêu dùng.

Những thương hiệu lớn mang tính đa quốc gia, khi định vị thương hiệu cần đủ lớn để có thể được khách hàng ở vùng miền, quốc gia đó đón nhận. Tuy nhiên họ có nguồn lực lớn nên dễ dàng thực hiện và đảm bảo tính xuyên suốt. Trong khi đó thương hiệu nhỏ hoặc doanh nghiệp ít ngân sách truyền thông, nếu sử dụng chiến lược này sẽ dễ bị thất bại.

Tham khảo: Quy Trình Marketing Chuẩn 5 Bước Cho Mọi Ngành Nghề, Lĩnh Vực

Chiến lược định vị dựa theo mối quan hệ với khách hàng
Chiến lược định vị dựa theo mối quan hệ với khách hàng

Định vị thương hiệu theo mong muốn

Khách hàng thường có rất nhiều mong muốn, nhu cầu cần được thỏa mãn, vậy nên việc khơi gợi được mong muốn của khách hàng sẽ tạo ra động lực, dấu ấn trong tâm trí họ. Định vị dựa vào mong muốn chính là tạo ra cho khách hàng niềm tin, cảm giác để họ trở thành người họ mong muốn hoặc có được niềm vui, sự hứng khởi trong cuộc sống.

Định vị dựa theo vấn đề hoặc giải pháp

Khách hàng luôn có những vấn đề chưa được thỏa mãn hoàn toàn. Dù họ đã có nhiều lựa chọn cho một nhu cầu cụ thể nào đó thì họ vẫn luôn mong muốn có lựa chọn mới hơn, tốt hơn. Lúc này chiến lược định vị dựa vào vấn đề hoặc giải pháp chính là sự lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp. Đây là chiến lược với mục tiêu để khách hàng thấy được rằng thương hiệu sẽ giúp khách hàng giải quyết được vấn đề họ đang gặp phải ngay lập tức.

Chiến lược định vị dựa vào vấn đề hay giải pháp phù hợp với các sản phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh hoặc hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng có thể nhìn thấy rõ lợi ích khi chọn mua, sử dụng.

Định vị dựa theo đối thủ

Đối với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ lấy đối thủ cạnh tranh để so sánh với thương hiệu của mình, từ đó đưa ra được chiến lược phù hợp. Công ty hoàn toàn có thể áp dụng chiến lược dựa vào đối thủ để xác định vị trí của mình cao hơn hoặc thấp hơn so với đối thủ. Tuy nhiên nếu lạm dụng hình thức này có thể khiến hình ảnh doanh nghiệp trở nên xấu hơn vì đang cố tình hạ thấp đối thủ một cách thiếu căn cứ.

Doanh nghiệp có thể phân tích đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến lược phù hợp
Doanh nghiệp có thể phân tích đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến lược phù hợp

Định vị thương hiệu dựa theo cảm xúc

Để dễ dàng chiếm trọn niềm tin của khách hàng, đánh trực tiếp vào cảm xúc là con đường ngắn nhất mà bạn có thể lựa chọn. Khi khách hàng dã yêu thích thì những vấn đề liên quan không còn quan trọng. Cũng bởi vậy nhiều thương hiệu đã lựa chọn phương pháp này nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng tốt hơn.

Chiến lược định vị này rất khó vì chủ yếu dựa vào cảm xúc của người tiêu dùng. Những doanh nghiệp sử dụng cách này phải thực sự tinh tế, khéo léo, đồng thời dành thời gian theo dõi hành vi tiêu dùng của khách hàng mới có thể thành công.

Có thể bạn quan tâm: Quản Trị Trải Nghiệm Khách Hàng Có Lợi Ích Gì, Thực Hiện Ra Sao?

Chiến lược định vị dựa trên trải nghiệm khách hàng

Chiến lược này không xuất phát từ sản phẩm mà sẽ tập trung hướng đến tập khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp có thể xây dựng được quy trình mua hàng riêng, khiến họ cảm thấy được quan tâm một cách đặc biệt, dần trở nên hài lòng và muốn gắn bó với thương hiệu.

Đặc biệt đối với các công ty hoạt động trên nền tảng thương mại điện tử, trải nghiệm khách hàng trước và trong quá trình mua đều vô cùng quan trọng, do đó cần tối ưu mọi thao tác mua hàng trực tuyến và đa dạng các phương thức thanh toán để tăng sự hài lòng của khách.

Các bước xây dựng chiến lược định vị hiệu quả

Trước khi xây dựng chiến lược thương hiệu, các marketers cần hiểu được rằng đây là một quá trình dài, cần có tầm nhìn xa và dự tính một số trường hợp có thể xảy ra trong tương lai. Quá trình định vị thực tế chưa bao giờ dễ dàng, đòi hỏi các nhà hoạch định phải thấu hiểu thị trường và mục tiêu của doanh nghiệp.

Có 4 bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu cần chú ý
Có 4 bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu cần chú ý

Các bước trong quá trình xây dựng chiến lược định vị cho thương hiệu bao gồm:

Xác định chân dung nhóm khách hàng mục tiêu

Đây là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có cơ sở định vị. Xác định chân dung khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được insight, mong muốn, nhu cầu, đặc điểm của họ, từ đó có cách thức định vị chính xác nhất.

Trong quá trình này, doanh nghiệp nên áp dụng công thức 5W để đảm bảo tính hiệu quả.

  • Who: Ai là người sẽ mua hàng của bạn, người sử dụng là ai, đối tượng nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng,…
  • What: Đối tượng khách hàng mục tiêu này tìm kiếm lợi ích gì từ sản phẩm, nhu cầu của họ là gì, họ đang quan tâm đến vấn đề gì, giải pháp nào sẽ phù hợp nhất cho đối tượng này,…
  • Why: Lý do khiến khách hàng chú ý và chọn mua sản phẩm, dịch vụ của bạn là gì?
  • Where: Khách hàng mục tiêu sinh sống ở đâu, thuộc tầng lớp nào. Họ thừng mua hàng tại showroom, siêu thị hay cửa hàng online, họ hay tìm kiếm thông tin sản phẩm ở đâu,…
  • When: Thời điểm nào khách hàng sẽ mua hay sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn?

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Trước khi tiến hành định vị thương hiệu, marketers cần nghiên cứu kỹ về đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ khả năng cao sẽ xuất hiện trong tương lai gần. Lúc này bạn cần trả lời được những câu hỏi như trên thị trường hiện có bao nhiêu sản phẩm? Thương hiệu nào cùng ngành hoặc có thể thay thế? Người dùng cảm nhận như thế nào về đối thủ cạnh tranh? Những đặc điểm nổi bật liên quan đến chức năng, mẫu mã, bao bì, quà tặng đi kèm, dịch vụ chăm sóc như thế nào? Sản phẩm của công ty bạn đang ở đâu trong mối tương quan này?

Bản chất của quá trình định vị đó là tạo nên cá tính riêng, điểm nổi bật cho thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Do đó doanh nghiệp cần nghiên cứu xem đối thủ đã có những điểm nào nổi bật, đâu là cá tính đặc biệt nhất để tạo lợi thế cạnh tranh cho riêng mình.

Đồng thời bạn cũng cần xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức diễn ra để tìm ra thị trường ngách, tạo dấu ấn rõ ràng về hướng đi của thương hiệu.

Xem thêm: 12 Bí Quyết Để Work From Home Hiệu Quả Bạn Không Nên Bỏ Qua

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc làm cần thiết
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc làm cần thiết

Đặt thương hiệu của doanh nghiệp lên sơ đồ định vị

Sơ đồ định vị bao gồm trục tung và trục hoành thể hiện thuộc tính sản phẩm mà thương hiệu cung cấp.

Các cá nhân khi định vị thương hiệu sẽ xác định vị trí của đối thủ cạnh tranh, so sánh các điểm giống và khác nhau trong cách thức hoạt động của họ. Qua đó bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy được thị trường ngách, đồng thời xác định vị trí mong muốn cho thương hiệu của mình.

Vị trí thuận lợi nhất chính là vị trí vừa phát huy được điểm khác biệt của thương hiệu, vừa xác định được lĩnh vực thương hiệu đang hoạt động. Người làm marketing không nên quá chú trọng vào sự khác biệt của thương hiệu mà quên đi rằng khách hàng cũng cần xác định thương hiệu của bạn đang hoạt động ở lĩnh vực nào.

Lựa chọn chiến lược định vị phù hợp với doanh nghiệp

Hiện nay có 9 phương pháp định vị thương hiệu được nêu ở trên. Mỗi chiến lược có ưu nhược điểm khác nhau và được ứng dụng trong từng trường hợp nhất định. Nhiệm vụ của những người làm marketing lúc này là phân tích tất cả các yếu tố liên quan như khách hàng, đối thủ cạnh tranh, mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp muốn hướng đến, qua đó lựa chọn chiến lược định vị phù hợp nhất.

Vấn đề lựa chọn phương thức nào không quan trọng bằng cách doanh nghiệp triển khai như thế nào. Di đó bạn cần có định hướng rõ ràng, mục đích cụ thể thì chiến lược định vị sẽ đạt được hiệu quả như mong đợi.

Sau khi đã nghiên cứu, phân tích các yếu tố liên quan, doanh nghiệp cần cân nhắc các điều kiện sau để có thể đưa ra được chiến lược định vị phù hợp:

Tham khảo: Mô Hình Kinh Doanh Canvas – Chìa Khóa Thành Công Cho Doanh Nghiệp

  • Nhu cầu dự kiến của thị trường: Nếu doanh nghiệp có ngân sách lớn, muốn bao phủ thị trường về giá, có thể lấy giá làm lợi thế cạnh tranh.
  • Mức độ cạnh tranh giữa các sản phẩm hiện đang có trên thị trường: Nếu 2 thương hiệu có cùng 1 sản phẩm sẽ tạo nên cảm nhận giống nhau trong tâm trí khách hàng. Vì vậy bạn nên có chiến lược định vị khác so với đối thủ dựa vào các đặc tính nổi bật của thương hiệu.

Chiến lược định vị đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về các chiến lược thường được sử dụng phổ biến và biết cách xây dựng chiến lược định vị phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

HỢP TÁC ĐỒNG HÀNH

Hành động nhỏ tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy cùng nhau hành động vì một cộng đồng Phát triển & Hạnh phúc bền vững!