SME Là Gì? Tác Động Của SME Đến Tăng Trưởng Kinh Tế

Chăm Sóc Khách Hàng: Mô Tả Chi Tiết Công Việc Và Yêu Cầu Cơ Bản

Những năm gần đây, trên báo chí truyền thông thường xuất hiện các tin tức về doanh nghiệp SME nhờ sự phát triển vượt bậc và luôn được nhà nước quan tâm, hỗ trợ. Vậy thực chất mô hình SME là gì? Những đặc điểm, vai trò của loại hình doanh nghiệp này với sự phát triển kinh tế như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết những thông tin liên quan qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu các khái niệm về doanh nghiệp SME là gì?

SME là một thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong kinh tế, viết tắt của từ tiếng Anh Small and Medium Enterprise, nghĩa là mô hình doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Sự gia tăng số lượng của các doanh nghiệp này giải quyết tình trạng thất nghiệp cho người lao động. Tuy nhiên, không thể phủ nhận tỷ lệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp SME khá lớn, nguy cơ phá sản cao.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp SME được phân loại theo tiêu chí phù hợp với tình hình nền kinh tế thị trường hiện nay, cụ thể như:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ: Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ, nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng hoặc doanh thu không quá 10 tỷ đồng/năm, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) không quá 10 người/năm. Với lĩnh vực nông lâm, thủy sản và công nghiệp, xây dựng, nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng hoặc doanh thu không quá 3 tỷ đồng/năm, số lao động tham gia BHXH bình quân không quá 10 người/năm.
  • Doanh nghiệp nhỏ: Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ, doanh thu không quá 100 tỷ đồng/năm hoặc nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội không quá 50 người/năm, không nằm trong danh sách là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định. Với lĩnh vực nông lâm, thủy sản và công nghiệp, xây dựng, doanh thu không quá 50 tỷ đồng/năm hoặc nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng và không phải doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định, số lao động tham gia BHXH bình quân không quá 100 người/năm.

Xem thêm: Chiến Lược Marketing: Thành Tố Cơ Bản Và Cách Xây Dựng Hiệu Quả

  • Doanh nghiệp vừa: Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ, doanh thu không quá 300 tỷ đồng/năm hoặc nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội không quá 100 người/năm, không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ theo quy định. Với lĩnh vực nông lâm, thủy sản và công nghiệp, xây dựng, nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng hoặc doanh thu không quá 200 tỷ đồng/năm, số lao động tham gia BHXH bình quân không quá 200 người/năm và không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ theo quy định.
Các tiêu chí phân loại SME tại Việt Nam
Các tiêu chí phân loại SME tại Việt Nam

Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp SME là gì?

Mô hình kinh doanh nào cũng đều có ưu và nhược điểm. Hãy cùng phân tích những lợi thế và bất lợi của SME.

Ưu điểm

  • Ứng biến linh hoạt trước những biến động của nền kinh tế.
  • Với nguồn nhân lực dồi dào tạo điều kiện dễ dàng xoay tua thay đổi nhân sự, mở rộng thị trường.
  • Vì là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên số vốn bỏ ra không cần quá nhiều, cơ hội thu hồi vốn nhanh chóng hơn.Tham khảo: Mục Tiêu Kinh Doanh Là Gì? 6 Bước Xác Định Cho Mọi Doanh Nghiệp
Mô hình SME có nhiều ưu điểm khác nhau
Mô hình SME có nhiều ưu điểm khác nhau

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm kể trên, doanh nghiệp SME còn tồn tại những bất lợi như:

  • Khó khăn về nguồn vốn: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tạo dựng sự tin cậy khi thuyết phục các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng để vay vốn. Nghiêm trọng hơn là các doanh nghiệp SME đua nhau vay nóng để mau chóng lấy lại lãi nhưng kết quả ngược lại.
  • Tính cạnh tranh cao: Các doanh nghiệp SME luôn phải cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu lớn. Thời gian đầu, họ chấp nhận chịu lỗ để xây dựng thương hiệu, niềm tin với khách hàng.
  • Khó có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: SME luôn liên tục hội nhập công nghệ, tạo điều kiện cho quản lý cạnh tranh, giảm thiểu tối đa rủi ro cho doanh nghiệp, nhưng họ vẫn còn một số yếu điểm về công nghệ sản xuất, nhân lực hạn chế làm giảm cơ hội tiếp với chuỗi cung ứng toàn cầu.
  • Người quản lý chưa đi đúng hướng: Sai lầm trong hướng đi, không hoạch định rõ ràng là nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của các doanh nghiệp SME. Một số công ty chưa thực sự đầu tư kinh phí cho hoạt động truyền thông nên doanh số chưa được cải thiện.

Có thể bạn quan tâm: Chăm Sóc Khách Hàng: Mô Tả Chi Tiết Công Việc Và Yêu Cầu Cơ Bản

Vai trò của SME là gì đối với nền kinh tế?

Tuy các SMEs có quy mô nhỏ nhưng chúng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, xã hội, cụ thể như sau:

SME góp phần giúp kinh tế tăng trưởng đáng kể

Hiện nay, ước tính Việt Nam có khoảng 800.000 doanh nghiệp SME (Doanh nghiệp vừa và nhỏ). Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2000, các SMEs đóng góp hơn 40% GDP của cả nước, nộp ngân sách nhà nước 33% . Đến năm 2015, mức đóng góp của doanh nghiệp vừa, nhỏ và hộ cá thể vẫn duy trì ở mức hơn 40% GDP. Doanh nghiệp SME luôn có nhịp độ tăng trưởng đáng kinh ngạc dù có những giai đoạn kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng.

Các SMEs giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

Sự phát triển nở rộ của SME tạo điều kiện việc làm cho hàng chục triệu người lao động. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thu hút hơn 60% lao động Việt Nam trong những năm gần đây. Cách đây 7 năm, số lao động làm trong doanh nghiệp bán buôn bán lẻ chiếm hơn 75% tổng số lao động, chủ yếu làm trong SME. Các doanh nghiệp này trong những năm qua đã huy động được nhiều nguồn lực từ cộng đồng, tạo ra cơ hội việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giải quyết nhiều vấn đề xã hội, tăng thu nhập cho người dân.

Tham khảo: PO Là Gì? Vai Trò Đặc Biệt Của PO Trong Hoạt Động Kinh Doanh

SME tác động lớn đến thị trường lao động
SME tác động lớn đến thị trường lao động

SME góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn 2015 – 2020, nền kinh tế Việt Nam có xu hướng chuyển dịch theo hướng hiện đại. Chủ doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ thường lựa chọn lĩnh vực thương mại, dịch vụ, trong khi đó tỉ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm dần. Ngoài ra, SME giúp chuyển đổi kinh tế nông thôn số doanh nghiệp do nữ làm chủ không ngừng tăng lên. Tại tỉnh Thái Nguyên, số liệu tính đến tháng 8/2021 có hơn 20% doanh nghiệp do nữ làm chủ. Nhiều chị em phụ nữ dần tử bỏ nghề làm nông đã dần dịch chuyển sang công nghiệp chế biến và dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Đây chính là điều kiện tiên quyết để chuyển dịch kinh tế nông thôn, góp phần chuyển dịch nền kinh tế cả nước.

Mở ra cơ hội phát triển với các nhà kinh doanh non trẻ

Ở Việt Nam, không hiếm những doanh nghiệp lớn xuất phát từ những doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ. SME là động lực để phong trào khởi nghiệp phát triển, đây chính là nơi khơi nguồn tinh thần khởi nghiệp, đào tạo ra những doanh nhân có chí có tài thay đổi nền kinh tế Việt Nam một cách sâu sắc. SME chính là cái nôi để những doanh nhân non trẻ học tập, phát triển, ươm mầm ước mơ vươn ra biển lớn.

Bật mí cách để bạn bắt đầu một doanh nghiệp SME

Nếu đang không biết phải xây dựng SME theo hướng nào, đây là những điều bạn cần làm đầu tiên:

  • Tìm ra sự khác biệt của doanh nghiệp: Điều gì tạo ấn tượng về doanh nghiệp của bạn so với những doanh nghiệp khác? Những lợi thế như sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo, giá cả cạnh tranh có thể là điểm nổi bật của doanh nghiệp bạn đang quản lý.

Xem thêm: 11 Công Cụ Marketing Online Hiện Đại Không Thể Bỏ Qua

Xây dựng kế hoạch để bắt đầu một SME
Xây dựng kế hoạch để bắt đầu một SME
  • Nghiên cứu kỹ càng về đối thủ: Tìm hiểu xem đối thủ của bạn đang hoạt động theo hướng nào, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của họ để rút kinh nghiệm khi xây dựng doanh nghiệp của mình.
    Hoạch định hướng đi cho doanh nghiệp: Xây dựng kế hoạch kinh doanh hoàn hảo để dễ dàng theo dõi tiến độ dự án.
  • Tìm hiểu rõ mặt pháp lý: Bạn phải hiểu rõ cấu trúc pháp lý của doanh nghiệp, các bộ luật kinh doanh, xin giấy phép kinh doanh từ cơ quan có thẩm quyền.
  • Tìm kiếm khách hàng: Đây là điều quan trọng và nắm giữ phần trăm thành công với những doanh nghiệp mới thành lập. Bạn phải chủ động truyền thông, tiếp thị để những khách hàng mới cảm thấy doanh nghiệp này đáng tin cậy, có triển vọng hợp tác lâu dài.

Với những thông tin về SME là gì được chia sẻ ở trên, mong rằng bạn đã hiểu hơn về loại doanh nghiệp này và lựa chọn được mô hình phù hợp khi bước chân vào lĩnh vực kinh doanh.

HỢP TÁC ĐỒNG HÀNH

Hành động nhỏ tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy cùng nhau hành động vì một cộng đồng Phát triển & Hạnh phúc bền vững!