Mô Hình Kinh Doanh Canvas – Chìa Khóa Thành Công Cho Doanh Nghiệp

Mô hình kinh doanh Canvas khá nổi tiếng hiện nay và được nhiều ông lớn như Facebook, Google, Nestle ứng dụng thành công. Theo các chuyên gia, mô hình này có thể linh động để phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, đặc biệt là những công ty startup.

Thế nào là mô hình kinh doanh Canvas?

Mô hình kinh doanh Canvas hay Business Model Canvas BMC được xây dựng và phát triển bởi Alexander Osterwalder vào năm 2005. Đây là một công cụ giúp doanh nghiệp có thể xây dựng được mô hình kinh doanh cho riêng mình dựa theo 9 yếu tố cấu thành nên một mô hình hoàn chỉnh.

Thông qua Canvas nhà quản lý sẽ có cái nhìn trực quan về yếu tố cần có giúp duy trì cũng như phát triển doanh nghiệp. Mô hình này cũng giúp doanh nghiệp tìm ra những ý tưởng khả thi, biết được giá trị tạo ra, doanh thu như thế nào, điều gì xảy ra khi thị trường thay đổi,…

Mô hình kinh doanh Canvas được Google ứng dụng thành công
Mô hình kinh doanh Canvas được Google ứng dụng thành công

Mô hình kinh doanh Canvas cung cấp cái nhìn toàn diện cho doanh nghiệp, hữu ích trong việc phân tích, so sánh tác động sẽ đến khi doanh nghiệp tăng đầu tư. Ngoài ra, đây cũng là công cụ giúp doanh nghiệp đánh giá được quy trình truyền thống, áp dụng được thay đổi mới vào kinh doanh.

Hiện nay, tại Việt Nam cũng như trên thế giới đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh này để tạo ra lợi nhuận cũng như tìm ra phương thức kinh doanh tối ưu. Nếu như nhà quản lý có thể vận hành được 9 yếu tố có trong Canvas thì nhà lãnh đạo sẽ phát triển doanh nghiệp mạnh mẽ.

Những lợi ích của mô hình kinh doanh Canvas

Mô hình kinh doanh Canvas ra đời có thể đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp, giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng trực quan và lên được những kế hoạch phát triển chi tiết.

  • Có cái nhìn tổng quan về trị thường, doanh nghiệp

Mô hình Canvas có thể được trình bày một cách đơn giản, gọn nhẹ ở trong một bản đồ. Khi nhìn vào, bạn sẽ thấy được tổng thể, toàn diện những vấn đề liên quan. Một mô hình gọn nhẹ, có những ý chính và được phân tích gọn gàng sẽ giúp mọi người dễ dàng tiếp cận hơn. Ngay khi bạn cần trình bày kế hoạch kinh doanh với nhân viên cấp dưới, nhà đầu tư, đối tác,… mô hình Canvas cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều.

  • Linh hoạt, dễ ứng dụng

Mô hình kinh doanh Canvas có thể được trình bày khoa học chỉ trong một tờ giấy A4 hoặc một trang slide. Các đội nhóm trong doanh nghiệp có thể cùng nhau góp sức để tạo nên một mô hình hoàn hảo nhất cho doanh nghiệp của mình. Mô hình này cũng cho phép tất cả nhân viên trong doanh nghiệp có thể xem và chia sẻ. Một mẫu Canvas dù chưa hoàn thành cũng có thể được truyền tay nhau để mọi người có thể nắm bắt được ý chính cũng như thêm vào mô hình những ý tưởng hay ho.

  • Tập trung vào những yếu tố quan trọng trong kinh doanh

Với Canvas, bạn không cần phải trình bày ý tưởng kinh doanh trong hàng chục trang giấy với nhiều ý lan man, thay vào đó, tất cả sẽ được tích hợp trong 1 trang giấy duy nhất, doanh nghiệp nắm được những thông tin quan trọng. Nhờ đó, tất cả mọi người trong công ty đều có thể hiểu và áp dụng hiệu quả.

Xem thêm

Mô hình kinh doanh Canvas ra đời có thể đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp
Mô hình kinh doanh Canvas ra đời có thể đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp
  • Hiểu được 9 yếu tố của BMC

Canvas cho phép bạn hiểu được mối liên hệ giữa 9 yếu tố cấu thành và các phương pháp có thể thay đổi mối quan hệ của chúng để tăng hiệu suất hoạt động. Nhờ vậy, bạn có thể khám phá ra những cơ hội hoặc những phương án cải tiến mới.

5 ứng dụng của mô hình kinh doanh Canvas đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp, tổ chức có thể ứng dụng Canvas để triển khai các hoạt động trong kinh doanh, giúp tăng năng suất, doanh thu và lợi nhuận.

Các ứng dụng khi doanh nghiệp sử dụng mô hình Canvas trong kinh doanh gồm:

1. Thấu hiểu khách hàng

Canvas giúp bạn hiểu được khách hàng bằng cách vẽ lên chân dùng khách hàng mục tiêu, biết được khách hàng là ai, họ có đặc điểm gì và đang gặp khó khăn gì,… Qua đó, doanh nghiệp sẽ lên được kế hoạch phục vụ khách hàng cũng như xây dựng quan hệ với khách hàng một cách tốt nhất.

2. Hiểu hơn về đối thủ

Không chỉ hiểu khách hàng, Canvas cũng giúp bạn hiểu hơn về đối thủ cạnh tranh thông qua việc phân tích ưu nhược điểm, những gì có thể làm và không thể làm của đối thủ. Qua đó, lãnh đạo hiểu hơn về tình hình cạnh tranh, giúp doanh nghiệp có những hành động phù hợp và thiết kế được một mô hình kinh doanh tối ưu hơn, hợp lý hơn.

3. Phát triển bán hàng

Mô hình kinh doanh Canvas sẽ giúp nhà quản lý lên được kế hoạch bán hàng chi tiết và phát triển nó. Bạn có thể mô tả trực quan chiến lược trong quá khứ hoặc lộ trình phát triển chiến lược trong tương lai bằng cách điền vào 9 ô mẫu của mô hình Canvas, sau đó xem xét mối quan hệ giữa những yếu tố này.

Mô hình này cũng cho phép các bộ phận tham gia vào việc đóng góp chiến lược, thảo luận từ đội ngũ điều hành đến ban lãnh đạo. Khi doanh nghiệp có nhiều dự án tách rời, Canvas sẽ làm rõ chiến lược của từng đơn vị, từng dự án kinh doanh.

Giải pháp này giúp bạn thấu hiểu khách hàng và tăng khả năng bán hàng
Giải pháp này giúp bạn thấu hiểu khách hàng và tăng khả năng bán hàng

4. Tối ưu bộ máy vận hành, hoạt động kinh doanh

Mô hình kinh doanh Canvas giúp tạo ra tính liên kết, dẫn dắt bộ máy vận hành hoạt động sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Lúc này, doanh nghiệp có thể trả lời được các câu hỏi như: Phải tổ chức bộ máy thế nào? Nên tập trung vào hoạt động cụ thể nào? Hoạt động này có gây ảnh hưởng đến các hoạt động khác không? Nên thiết kế quy trình vận hành ra sao?,…

5. Liên kết các cập bậc trong doanh nghiệp

Mô hình Canvas là một trong số ít mô hình kinh doanh có thể tạo ra được chuỗi liên kết xuyên suốt giữa các phòng ban, bộ máy của một doanh nghiệp. Cụ thể, nó liên kết từ tầng lãnh đạo với những mục tiêu, chiến lược đến giám đốc điều hành ở tầng chiến thuật và những đơn vị chuyên môn tầng cuối giúp vận hành và thực thi.

Với Canvas doanh nghiệp sẽ tạo ra được giá trị lớn khi kết nối toàn bộ doanh nghiệp. Thông qua đó, bức tranh tầm nhìn của lãnh đạo được hiện ra dưới sự dẫn dắt của nhà quản lý cùng sự thực hiện của đội ngũ chuyên viên. Điều này giúp doanh nghiệp hoạt động trơn tru, đạt được những mục tiêu và sứ mệnh đề ra.

9 yếu tố chính của mô hình kinh doanh Canvas

Để có thể ứng dụng được mô hình Canvas vào kinh doanh, bạn cần phải biết được mô hình này có những yếu tố nào. Như đã đề cập ở trên, BMC có 9 yếu tố chính, mỗi yếu tố sẽ đại diện cho một thành phần trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ.

1. Phân khúc khách hàng

Phân khúc khách hàng hay Customer Segments nghĩa là chia khách hàng thành các nhóm giống nhau theo các tiêu chí như tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích, thói quen,… Để thực hiện phân khúc khách hàng hiệu quả, bạn phải biết rõ được khách hàng của mình thông qua nhu cầu hiện tại và tương lai của họ.

Sau đó, bạn hãy liệt kê khách theo mức độ ưu tiên, bao gồm cả những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Cuối cùng, bạn hãy đánh giá kỹ lưỡng khách hàng bằng việc hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của họ, khám phá các loại khách hàng có thể mang đến lợi ích cho doanh nghiệp rồi tập trung vào nó.

Khi xác định phân khúc khách hàng, bạn cần xem xét những điều sau:

  • Doanh nghiệp đang giải quyết những lo lắng, vấn đề cho ai?
  • Ai sẽ coi trọng sản phẩm, dịch vụ của bạn?
  • Liệu sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ hấp dẫn những đối tượng nào, nam hay nữ, người trong độ tuổi bao nhiêu?
  • Đặc điểm của những người đang tìm kiếm sản phẩm dịch vụ mà công ty bạn cung cấp là gì.

Đừng bỏ lỡ

Xác định được phân khúc khách hàng là rất cần thiết
Xác định được phân khúc khách hàng là rất cần thiết

2. Đề xuất giá trị

Đề xuất giá trị là nền tảng cho mọi doanh nghiệp khi kinh doanh. Đây là khái niệm về việc trao đổi giá trị giữa doanh nghiệp và khách hàng. Những đề xuất này cần độc đáo, dễ dàng phân biệt với đối thủ cạnh tranh.

Khi thực hiện, hãy đặt ra những câu hỏi: Vấn đề tôi đang giải quyết là gì, tại sao tôi muốn giải quyết bây giờ, động lực cơ bản cho vấn đề này là gì,…

Một cách tốt để tiếp cận điều này với khách hàng đó là xem xét các phân khúc khách hàng rồi tìm ra cái có thể giải quyết nhu cầu của họ dựa trên tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh.

3. Kênh truyền thông, phân phối

Kênh phân phối và truyền thông là phương tiện mà thông qua đó khách hàng được tiếp xúc với những đề xuất giá trị của doanh nghiệp, trở thành một phần trong bán hàng. Nói một cách dễ hiểu thì đó là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Hiện nay có 2 kênh cơ bản là kênh thuộc sở hữu của doanh nghiệp (các cửa hàng) hoặc kênh đối tác (nhà phân phối). Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truyền thông sản phẩm, dịch vụ thông qua những kênh như:

  • Mạng xã hội.
  • Email marketing.
  • SEO/SEM.
  • Digital marketing.
  • Viral marketing.
  • Bán hàng kèm khuyến mãi.
  • PR báo chí.
  • Triển lãm, hội chợ.
  • ….

4. Quan hệ khách hàng

Quan hệ khách hàng hay Customer Relatioships chính là cách mà doanh nghiệp tương tác với những khách hàng của mình.

Quan hệ khách hàng gồm:

  • Hỗ trợ cá nhân: Doanh nghiệp sẽ tương tác trực tiếp với khách hàng bằng cách cử nhân viên đến trao đổi.
  • Hỗ trợ cá nhân chuyên dụng: Mối quan hệ này được đặc trưng bởi sự tương tác chặt chẽ giữa khách hàng và doanh nghiệp thông qua một đại diện chịu trách nhiệm về toàn bộ trải nghiệm của khách hàng với công ty.
  • Tự phục vụ: Doanh nghiệp đưa ra những công cụ để khách hàng có thể tự phục vụ chính mình.
  • Dịch vụ tự động: Đây là các mối quan hệ tự phục vụ, ưu tiên lịch sử mua sắm của khách hàng để cải thiện tổng thể.
  • Cộng đồng: Điều này giúp trải nghiệm khách hàng nâng cao vì cộng đồng cho phép chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp chung.

5. Dòng doanh thu

Luồng doanh thu chính là cách mà doanh nghiệp chuyển đổi đề xuất giá trị hoặc giải pháp cho vấn đề thành lợi ích tài chính. Khi thiết lập dòng doanh thu ở mô hình kinh doanh Canvas bạn cần xác định được một mức giá hiệu quả cho sản phẩm, dịch vụ sẽ được đưa ra.

Mô hình kinh doanh Canvas giúp theo dõi luồng doanh thu
Mô hình kinh doanh Canvas giúp theo dõi luồng doanh thu

Luồng doanh thu đến từ:

  • Bán sản phẩm – dịch vụ.
  • Phí sử dụng các sản phẩm – dịch vụ.
  • Tiền cho vay, thuê hoặc thế chấp.
  • Phí cấp phép dùng tài sản trí tuệ.
  • Phí môi giới, quảng cáo.

6. Nguồn lực, tài nguyên chính

Mô hình kinh doanh Canvas đề cao tiêu chí này, nó mô tả những nguồn lực cần có, phải có để doanh nghiệp có thể sử dụng được. Nó bao gồm nguồn lực vật lý, nguồn lực tri thức, nhân lực, tài chính,…

Với các công ty khởi nghiệp, điều quan trọng là cần phải liệt kê những tài nguyên đang có, từ đó sẽ lên được ý tưởng rõ ràng về sản phẩm, dịch vụ mà bạn sẽ tạo ra, những tài nguyên nào bạn có thể tận dụng được để tiết kiệm chi phí.

Khi đã có danh sách tài nguyên, bạn sẽ quyết định được cần đầu tư bao nhiêu để công ty có thể vận hành một cách bền vững.

7. Hoạt động chính

Hoạt động chính của doanh nghiệp là những hành động mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được giá trị đề xuất cho khách hàng. Câu hỏi đặt ra để bạn có thể xây dựng được hoạt động chính gồm:

  • Tài nguyên sử dụng là gì?
  • Thời gian thực hiện?
  • Phân phối sản phẩm ra sao?
  • Chiến lược kinh doanh như thế nào là tốt nhất?

8. Đối tác chính

Đối tác là yếu tố nhiều người không nghĩ đến khi vẽ mô hình kinh doanh Canvas. Tuy nhiên nó rất quan trọng và bao gồm:

  • Đối tác giữa doanh nghiệp không phải đối thủ.
  • Đối tác giữa các doanh nghiệp là đối thủ giúp kích thích thị trường.
  • Đối tác cùng đầu tư để tạo ra ý tưởng kinh doanh mới.
  • Đối tác có quan hệ mua bán đảm bảo hoạt động cho kinh doanh.

Tìm được đối tác chất lượng và giữ quan hệ lâu dài chính là một phần quan trọng để giữ chân khách hàng trung thành.

Có thể bạn cũng thích

Tìm được đối tác chất lượng và giữ quan hệ lâu dài rất cần thiết
Tìm được đối tác chất lượng và giữ quan hệ lâu dài rất cần thiết

9. Cơ cấu chi phí

Chi phí chính là khoản tiền mà doanh nghiệp cần để chi trả cho những hoạt động kinh doanh và có đặc điểm:

  • Chi phí cố định: Chi phí không thay đổi trong khoảng thời gian.
  • Chi phí biến đổi: Chi phí thay đổi theo phương sai trong sản xuất kinh doanh.
  • Tính kinh tế quy mô: Chi phí giảm khi sản xuất tăng.

Bạn cần làm rõ tất cả chi phí liên quan, liệt kê chúng lên khung vẽ và tạo ra được kế hoạch cho từng chi phí. Một số loại co thể giảm thông qua các biện pháp nhất định, một số khác có thể sẽ tăng tùy theo quyết định đầu tư, kinh doanh của công ty.

Bạn có thể xây dựng mô hình kinh doanh Canvas theo 9 tiêu chí kể trên. Sau khi đã hoàn thành, hãy đánh giá và xem xét lại toàn bộ các yếu tố này bằng cách đặt những câu hỏi như:

  • 9 yếu tố này đã hợp lý chưa?
  • Doanh nghiệp cần cải thiện điều gì?
  • Nhân viên có hiểu và có bổ sung gì không?
  • Đánh giá lại sau mỗi quý.

Một số câu hỏi liên quan đến mô hình kinh doanh Canvas

Mặc dù không phải là mô hình kinh doanh mới nhưng có nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về loại hình này. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về Canvas

1. Mô hình kinh doanh Canvas có điểm mạnh gì?

Canvas phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam vì có những điểm mạnh như sau:

  • Khả năng tập trung: Những kế hoạch kinh doanh truyền thống thường rất dài, Canvas thường loại bỏ những yếu tố không cần thiết, tập trung vào vấn đề quan trọng.
  • Linh hoạt: Việc thử nghiệm và điều chỉnh kế hoạch trên Canvas dễ dàng vì nó nằm trên một trang giấy.
  • Tăng sự minh bạch: Mô hình Canvas cung cấp góc nhìn toàn cảnh kế hoạch kinh doanh đến từng thành viên, nhóm, tất cả có thể chia sẻ với nhau để có một kế hoạch hoàn hảo.
Canvas phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam vì có nhiều ưu điểm
Canvas phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam vì có nhiều ưu điểm

2. Tại sao phải sử dụng mô hình kinh doanh Canvas?

Mô hình Canvas không giới hạn và là công cụ tuyệt vời cho tất cả những ai có niềm đam mê kinh doanh. Bạn có thể không sử dụng, nhưng nếu dùng, đây sẽ là nền tảng quan trọng giúp bạn hệ thống được thông tin và đưa ra nhiều ý tưởng mới.

Mô hình kinh doanh Canvas không phải là điều quá vĩ mô, đòi hỏi kiến thức kinh tế chuyên sâu mới có thể thực hiện được. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng mô hình này để lập kế hoạch, phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp. Rất nhiều công ty trên thế giới đã ứng dụng và thành công.

Đọc nhiều

HỢP TÁC ĐỒNG HÀNH

Hành động nhỏ tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy cùng nhau hành động vì một cộng đồng Phát triển & Hạnh phúc bền vững!