Livestream Là Gì? Những Điều Cần Biết Khi Bắt Đầu Livestream
Ngày nay, việc bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội đang được rất nhiều người lựa chọn, bán hàng thông qua livestream cũng đang là hình thức khá phổ biến hiện nay. Vậy livestream là gì và những vấn đề quan trọng nào một người mới bắt đầu livestream nên biết. Cùng Weup Group khám phá thông tin trong bài viết dưới đây.
Livestream là gì?
Livestream là video phát sóng trực tiếp hình ảnh, âm thanh tại thời gian diễn ra sự kiện, hoạt động cho tất cả những người xem không có mặt tại thời điểm đó thông qua nền tảng mạng xã hội. Livestream đem đến cho người theo dõi video sự chân thực, đáng tin vì mọi thứ được phát đều không qua chỉnh sửa, cắt ghép hay biên tập từ trước.
Người xem livestream có thể tương tác bằng các bình luận, biểu tượng cảm xúc và sau đó, người quay sẽ trả lời trực tiếp trên live mà không cần trả lời qua bình luận.
Hiện nay, hình thức phát sóng trực tiếp ngày càng được ưa chuộng do các mạng xã hội hỗ trợ người dùng quay và truyền tải thông tin với dung lượng tốt, hình ảnh chất lượng. Đồng thời, việc livestream cũng trở lên dễ dàng do hầu hết các tài khoản như Facebook, Youtube, Tiktok, Instagram,.. đều cho phép người livestream.
Phát sóng trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội là hình thức quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ đến người dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Bên cạnh đó, với các đơn vị bán hàng online, sử dụng công cụ livestream sẽ giúp đẩy mạnh doanh số, tiếp cận đông đảo người dùng.
Có thể khẳng định rằng, livestream đã mở ra một thời đại mới cho ngành truyền thông và kinh doanh thông qua mạng internet. Nhu cầu giao lưu, trao đổi, tương tác cá nhân cũng được đáp ứng đầy đủ.
Tham khảo: Affiliate Marketing Là Gì? Kinh Nghiệm, Bước Tiếp Thị Liên Kết Hiệu Quả
Yếu tố giúp livestream bán hàng được ưa chuộng
Hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp các video livestream ở hầu khắp các trang mạng xã hội hay các nền tảng chuyên dùng cho phát sóng trực tiếp. Những người sử dụng livestream để giới thiệu sản phẩm cũng vô cùng đa dạng từ doanh nghiệp lớn, doanh nhân, người nổi tiếng, người bán hàng và ngày cả người dùng bình thường.
Vậy yếu tố làm cho mọi người ưa chuộng hình thức livestream là gì?
Có độ tương tác cực kỳ tốt
Livestream thu hút người dùng hơn bởi nó có khả năng tăng sự tương tác giữa người xem và người đang phát sóng. Trước đây, với những bài đăng và hình ảnh thì cảm xúc của người dùng chưa được bộc lộ hết, sự tương tác cũng không được chân thực.Với phát sóng trực tiếp, cả người xem và người đang livestream đều có cảm giác đang tham gia một cuộc đối thoại trực tiếp.
Độ tương tác của buổi phát sóng trực tiếp có thể được gia tăng trực tiếp và ngay lập tức bằng việc trả lời các câu hỏi, tham gia thử thách, tạo trò chơi,… Điều này không thể có ở những bài đăng thông thường.
Không những vậy, giữa những người cùng xem livestream còn có thể tương tác qua lại bằng tính năng bình luận trực tiếp. Họ được phép tranh luận với nhau, trả lời câu hỏi của người khác, tag bạn bè cùng xem livestream. Do đó, thông điệp mà thương hiệu, người bán hàng muốn truyền tải sẽ tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn.
Sự tin tưởng giữa người bán và người mua được nâng cao
Người xem livestream có thể cảm nhận độ chân thực của sản phẩm một cách khách quan nhất do hình ảnh được phát là trực tiếp, không qua cắt ghép, chỉnh sửa.
Những thông tin về chất liệu, quy trình sản xuất, cách sử dụng, bảo quản được người bán giới thiệu ngay trong buổi phát sóng nên người xem gần như có thể cảm nhận được sản phẩm đó mà không cần đến tận cửa hàng để xem. Điều này làm gia tăng sự tin tưởng của khách hàng và người bán.
Đồng thời, người xem hoàn toàn có thể được giải đáp những thắc mắc của mình về sản phẩm thông qua việc đặt những câu hỏi nhờ người dẫn đặt livestream trả lời, giúp người bán có được sự tin tưởng của người xem.
Tìm hiểu thêm: 11 Công Cụ Marketing Online Hiện Đại Không Thể Bỏ Qua
Livestream là cơ hội buổi biểu diễn trực tiếp
Đối với các tổ chức, người bán hàng, các buổi livestream là cơ hội để biểu diễn những sản phẩm tốt nhất, thu hút nhất của mình. Người xem chính là những khách hàng ngồi đánh giá, chọn lọc những sản phẩm được đưa ra trình diễn và có những lựa chọn của riêng mình.
Việc nhiều sản phẩm được đưa ra giới thiệu sẽ giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn, đồng nghĩa với việc doanh thu bán hàng cũng sẽ tăng theo.
Lợi ích của hình thức livestream là gì?
Ngày nay, livestream trở thành hình thức bán hàng vô cùng quen thuộc. Vậy những lợi ích của buổi bán hàng trực tuyến là gì?
- Hình ảnh chân thực: Livestream cung cấp những hình ảnh trực tiếp, không tô vẽ, không sai lệch về sản phẩm. Những nghi ngờ về chất lượng, sản phẩm thực tế sẽ bị xóa tan.
- Tăng độ phủ sóng: Khi bạn livestream trên Fanpage không chỉ những người theo dõi bạn nhận được thông báo mà cả bạn bè của họ cũng có thể thấy và tương tác. Không chỉ vậy, hành động kêu gọi người xem chia sẻ livestream cũng sẽ giúp gia tăng tương tác và mức độ nhận biết thương hiệu.
- Khả năng chủ động cao: Khi livestream bạn không bị hạn chế về mặt thời gian, thời lượng, nội dung hay những quy định nghiêm ngặt như các hình thức quảng cáo khác.
- Chi phí thấp: Để livestream bạn chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có khả năng kết nối mạng và một người dẫn dắt tốt là có thể bắt đầu phát sóng trực tiếp. Việc này sẽ rẻ hơn rất nhiều khi bạn làm các TVC hay quảng cáo trên Website.
- Dễ dàng chia sẻ: Các video livestream có thể được chia sẻ trong và sau khi kết thúc chương trình, kết hợp với việc đặt hashtag, tag tên thương hiệu sẽ làm tăng hiệu quả phủ sóng thương hiệu.
Có thể bạn quan tâm: Chăm Sóc Khách Hàng: Mô Tả Chi Tiết Công Việc Và Yêu Cầu Cơ Bản
Hướng dẫn livestream đạt hiệu quả cao
Để có một buổi livestream đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần thực hiện 4 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị livestream
Chuẩn bị là một bước cực kỳ quan trọng khi thực hiện bất kỳ một chiến dịch nội dung nào. Vậy các yếu tố cần xác định khi livestream là gì?
- Xác định chân dung khách hàng mục tiêu, từ đó xác định được nội dung trong buổi livestream để có thể giữ chân người xem.
- Với mỗi mục tiêu khác nhau, sẽ có cách tiếp cận khách hàng riêng. Do đó bạn cần xác định mục tiêu của buổi phát sóng trước khi bắt đầu.
- Lên kịch bản cho chương trình phát sóng sẽ giúp tránh khỏi các sự cố không mong muốn.
- Chuẩn bị, kiểm tra, đánh giá chất lượng hình ảnh, âm thanh là điều vô cùng cần thiết. Chất lượng của livestream sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu các thiết bị hỗ trợ không được tối ưu. Trước khi diễn ra livestream nên có thời gian test thiết bị trước để đảm bảo chất lượng buổi live.
- Người dẫn dắt cần phải chuẩn bị tốt để có diện mạo thật chỉnh chu, tác phong làm việc chuyên nghiệp. Họ là những người đại diện cho thương hiệu, vì vậy bất kỳ một sai sót cơ bản nào cũng sẽ làm xấu đi hình ảnh của sản phẩm, nhãn hàng.
Xem thêm: ROI Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Bí Quyết Tính ROI Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất
Bước 2: Thông báo trước thời gian phát sóng
Việc thông báo trước khi livestream quan trọng không kém quá trình chuẩn bị. Nếu không thông báo thời gian mà livestream bất kỳ khung giờ nào, sẽ dẫn đến việc chỉ những người đang online mới thấy video phát sóng của bạn, trong khi những đối tượng khác không hề biết.
Chính vì thế, các livestream nên được thông báo ít nhất trước 3 tiếng để người xem có đủ thời gian sắp xếp công việc cá nhân.
Bước 3: Bắt đầu livestream
Bắt đầu buổi live, người dẫn dắt nên bắt đầu bằng những câu chào hỏi, hỏi thăm sức khỏe, tương tác với người xem,…. Việc này sẽ giúp người xem có thiện cảm, hứng thú hơn với livestream. Đồng thời, đây cũng là việc làm nhằm kéo dài thời gian để chờ số người xem khác tham gia livestream. Bên cạnh đó, thời gian đầu live, người livestream nên thông báo rõ chủ đề, thời lượng của buổi live sẽ kéo dài bao lâu để người xem có thể sắp xếp thời gian theo dõi.
Kiểm tra âm thành bằng cách hỏi chất lượng đường truyền tới người xem có rõ không. Việc này không chỉ tăng tương tác của livestream mà còn giúp đảm bảo hình ảnh, âm thanh được truyền đi là tốt nhất.
Trong quá trình livestream, để tăng hiệu quả tương tác nên kêu gọi người xem thả like, chia sẻ, tag bạn bè vào cùng xem. Đồng thời cần có sự tương tác qua lại giữa hai bên, do đó người live nên chủ động đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi người xem, tránh việc livestream quá nhàm chán, gây buồn ngủ.
Khi tiến hành livestream, người dẫn đặt cần điều hướng nội dung buổi live theo đúng kế hoạch đã đề ra để đạt được mục tiêu tối ưu nhất.Việc tổ chức các minigame cũng sẽ tăng hiệu quả tương tác và khiến cho buổi phát trực tiếp trở nên thú vị hơn.
Tìm hiểu ngay: CPM Là Gì? Phân Tích Ưu, Nhược Điểm Của Hình Thức Quảng Cáo Này
Bước 4: Kết thúc livestream
Để buổi livestream kết thúc một cách tốt nhất, người dẫn dắt cần tổng kết lại những nội dung chính của buổi live đó. Cảm ơn mọi người đã theo dõi từ đâu đến cuối livestream. Đồng thời, kêu gọi người xem like, share, thả tim video, theo dõi fanpage hoặc đưa ra câu hỏi nếu có bất kỳ thắc mắc nào.
6 lưu ý giúp livestream đạt được hiệu quả cao
Để có một livestream hiệu quả, thúc đẩy doanh số bán hàng, dưới đây là một số lưu ý bạn không nên bỏ qua:
- Chọn sản phẩm livestream: Các sản phẩm hot theo mùa, theo trend sẽ giúp livestream của bạn đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, sản phẩm có giá tầm trung sẽ là lựa chọn bán hàng tốt nhất vì với mức giá này lượng người mua và tương tác sẽ cao hơn rất nhiều so với giá quá cao hay quá thấp.
- Chọn người livestream phù hợp: Người dẫn đặt livestream có ngoại hình ưa nhìn, có khả năng tương tác, trao đổi với khách hàng, khuấy động không khí tốt sẽ giúp tăng lượt view cho livestream, đồng thời dễ dàng tăng doanh thu cao hơn.
- Thời lượng: Thời lượng livestream tốt nhất là từ 45 – 90 phút, khoảng thời gian này là vừa đủ để có thể truyền tải hết nội dung và khiến khách hàng không quá nhàm chán khi xem quá lâu.
- Chất lượng video livestream: Livestream cần có khung nền đẹp, gọn gàng, bắt mắt, thu hút người xem, mạng internet dùng để phát sóng cũng nên là loại tốt tránh tình trạng bị giật, lag khi live.
Tham khảo: Web 3.0 Là Gì? Ưu, Nhược Điểm Và Các Tính Năng Đặc Biệt Của Web 3.0
- Tương tác với người xem: Việc thường xuyên tương tác, đặt và trả lời câu hỏi với khách hàng sẽ giúp buổi live được sôi động, tránh nhàm chán.
- Có đội ngũ làm việc chuyên nghiệp: Việc có đội ngũ giúp đỡ trong quá trình livestream như sắp xếp sản phẩm, lên đơn, gọi chốt đơn sẽ giúp cho việc bán hàng được nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về livestream là gì và những điều cần biết khi bắt đầu livestream. Nếu bạn đang tìm kiếm một hướng bán hàng vừa tối ưu chi phí mà lại tăng hiệu quả doanh thu thì các buổi livestream trực tiếp sẽ là lựa chọn tốt nhất. Hy vọng với bài viết này bạn sẽ thực hiện được những buổi phát sóng thành công.