Giải Đáp Khái Niệm Giá Vốn Hàng Bán Là Gì? Vai Trò Và Cách Tính

Trong kinh doanh, giá vốn hàng bán là một trong những số liệu giữ vai trò vô cùng quan trọng, giúp việc quản lý hàng hóa trở nên hiệu quả hơn đồng thời tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để biết giá vốn hàng bán là gì cũng như cách tính giá vốn hiệu quả, bạn đọc hãy cùng tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu khái niệm giá vốn hàng bán là gì?

Giá vốn hàng bán còn được gọi là Cost of goods sold – COGS. Đây thực chất là chi phí trực tiếp để sản xuất hàng hóa bán ra của một công ty, bao gồm chi phí nguyên vật liệu và thuê nhân công thực hiện.

Thông thường, giá vốn hàng bán bao gồm chi phí mua máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, thuê nhân công, quản lý doanh nghiệp, vận chuyển nhưng không bao gồm chi phí phân phối và chi phí lực lượng bán hàng. Tùy vào hợp đồng với đơn vị cung cấp hay loại hình hoạt động của công ty mà các chi phí cấu thành giá vốn có sự khác biệt, cụ thể:

  • Với công ty sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm, chi phí cấu thành nên giá vốn gồm chi phí nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất thành phẩm, chi phí vận chuyển hàng về kho, các loại thuế, bảo hiểm hàng hóa,…
  • Với công ty thương mại nhập sản phẩm sẵn có về bán, giá vốn hàng bán thấp hơn, chỉ bao gồm chi phí nhập hàng từ đơn vị cung cấp, chi phí vận chuyển hàng về kho, các loại thuế, bảo hiểm hàng hóa,…

Có thể bạn quan tâm: Chiến Lược Marketing: Thành Tố Cơ Bản Và Cách Xây Dựng Hiệu Quả

Nhiều người hiện thắc mắc giá vốn hàng bán là gì
Nhiều người hiện thắc mắc giá vốn hàng bán là gì

Vậy vai trò của giá vốn hàng bán là gì?

Như vậy, các bạn phần nào đã hiểu được giá vốn hàng bán là gì. Yếu tố này được xem là một trong những tiêu chí quan trọng đối với hoạt động kinh doanh bởi những lý do như:

  • Giá vốn hàng bán là cơ sở để chủ kinh doanh có thể định giá sản phẩm cũng như phản ánh giá trị hàng hóa ở chính thời điểm nhập hàng vào kho.
  • Trong trường hợp sở hữu một khối lượng hàng hóa và loại sản phẩm đa dạng, hạch toán chính xác giá vốn sẽ giúp bạn có thể quản lý chi phí của hàng đảm bảo cụ thể và chính xác nhất.
  • Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo kinh doanh, là cơ sở giúp tính toán lợi nhuận để từ đây đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của cửa hàng một cách chính xác nhất.

Cách tính giá vốn hàng bán nhanh và chính xác

Khi nhắc đến cách tính giá vốn hàng bán, có rất nhiều phương pháp mà bạn có thể lựa chọn và áp dụng. Cụ thể, thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính đã chỉ rõ 4 cách tính giá vốn hàng bán khác nhau, được áp dụng tùy vào từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể:

Công thức tính giá vốn hàng bán nhập trước xuất trước

Cách tính này còn được gọi với cái tên FIFO, phù hợp với các mặt hàng có hạn sử dụng ngắn như: Mỹ phẩm, thuốc hoặc các shop kinh doanh máy tính, điện thoại hay thiết bị điện tử không được lưu kho quá lâu để đảm bảo chất lượng.

Với công thức này, mặt hàng nào được nhập trước cũng sẽ được xuất trước với đơn giá xuất bằng đơn giá nhập.

Với cách tính FIFO, doanh nghiệp có thể nhanh chóng ước tính được giá trị hàng hoá xuất kho trong từng lần. Đồng thời, chỉ tiêu hàng tồn kho ở phương pháp tính giá vốn hàng bán này có tính thực tế cao hơn nhờ giá trị tương đối giống với giá thị trường.

Tuy nhiên điểm hạn chế của FIFO là khi giá tăng, giá vốn hàng bán tính theo phương pháp này cũng sẽ thấp hơn. Trong điều kiện lạm phát, FIFO sẽ làm tăng thu nhập ròng từ đó làm tăng Thuế thu nhập doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp kinh doanh hoặc sản xuất nhiều mặt hàng và phải xuất nhập kho thường xuyên, việc hạch toán của phương pháp này cũng sẽ vô cùng phức tạp.

Xem thêm: Affiliate Marketing Là Gì? Kinh Nghiệm, Bước Tiếp Thị Liên Kết Hiệu Quả

Có nhiều cách tính giá vốn hàng bán
Có nhiều cách tính giá vốn hàng bán

Công thức tính giá vốn hàng bán nhập sau xuất trước

Cách tính nhập sau xuất trước còn được gọi là LIFO. Với phương pháp này, những mặt hàng được nhập vào trước sẽ lại được xuất sau với đơn giá xuất bằng đơn giá nhập.

Sau đó, trị giá mua hàng xuất kho tính theo đơn giá mua hàng nhập sau trong khi trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên. Cách tính nhập sau xuất trước thường được dùng với mặt hàng như quần áo, giày dép…. do dễ lỗi thời và trở thành hàng tồn kho nếu không được xuất bán sớm.

Tuy nhiên, so với cách tính FIFO, cách tính LIFO hiện nay ít được áp dụng. Trên thế giới hiện chỉ còn 2 nước là Mỹ và Nhật chấp nhận cách tính này trong khi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) chính thức phủ nhận vì cho rằng công thức tính LIFO thiếu sự chính xác.

Tính giá vốn dựa trên công thức bình quân gia quyền

Đây là phương pháp thường được sử dụng để tính toán giá trị hàng tồn kho, được nhiều phần mềm trong đó có quản lý bán hàng Sapo hiện đang áp dụng. Theo phương pháp này, mỗi lần nhập hàng thì giá vốn sẽ được tính lại theo công thức MAC = ( A + B ) / C. Trong đó quy định:

  • MAC chính là giá vốn của sản phẩm được tính theo bình quân tức thời.
  • A là giá trị kho hiện tại trước nhập được tính bằng công thức tồn kho trước nhập x giá MAC trước nhập.
  • B là giá trị kho nhập mới được tính bằng công thức tồn nhập mới x giá nhập kho đã phân bổ chi phí.
  • C là tổng tồn được tính bằng công thức tồn trước nhập + tồn sau nhập.

Tham khảo: Engagement Là Gì? Cách Đo Chỉ Số Tương Tác Trên Fanpage Facebook

Việc tính toán cần được thực hiện cẩn thận
Việc tính toán cần được thực hiện cẩn thận

Phương pháp tính giá hạch toán

Đây là cách tính giá vốn hàng bán được sử dụng để tính giá trị vốn thực tế của hàng xuất kho, thường áp dụng với các doanh nghiệp mua hàng hoá vật tư thường xuyên có sự biến động về giá cả, khối lượng cũng như chủng loại vật tư hàng hoá nhập. Giá hạch toán được quy định bởi doanh nghiệp nên thường không có tác dụng giao dịch với bên ngoài.

Nguyên nhân tính sai giá vốn hàng bán là gì? Cách khắc phục hiệu quả

Trong quá trình tính giá vốn hàng bán có thể xảy ra một số sai sót nhất định. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả việc tính sai giá vốn hàng bán là gì?

Nguyên nhân

Các nguyên nhân thường gặp dẫn đến tính sai giá vốn hàng bán gồm có:

  • Thực hiện sai quy trình chứng từ, người bán xuất hàng trước và nhập kho sau tuy nhiên chưa thực hiện lưu kho mà đã bày bán ngay trên kệ hoặc trả hàng cho khách ngay tại quầy. Đến cuối ngày hoặc sang hôm sau, người bán mới nhập hàng vào kho hoặc quên việc nhập hàng. Điều này dẫn đến việc giá vốn hàng bán bị sai lệch, tính lãi lỗ và doanh thu không đúng với thực tế.
  • Một số trường hợp người bán trả một phần hàng mua từ nhà cung cấp nhưng kế toán kho lại không nắm được để thực hiện hạch toán giá vốn hàng bán lại. Điều này sẽ gây ra sự sai lệch, thiếu chính xác.
  • Với những trường hợp thực hiện việc sửa hoặc xóa chứng từ sẽ khiến thay đổi số lượng của các mặt hàng có trên các chứng từ đã sửa. Trong trường hợp này, phần mềm sẽ tự động tính toán lại giá vốn và hàng tồn kho khi lưu hoặc xóa chứng từ dẫn đến việc cho ra kết quả sai lệch.

Tìm hiểu ngay: 11 Công Cụ Marketing Online Hiện Đại Không Thể Bỏ Qua

Đôi khi việc tính toán có thể gặp sai lệch
Đôi khi việc tính toán có thể gặp sai lệch

Cách khắc phục, hạn chế việc tính sai giá vốn hàng bán là gì?

Để hạn chế việc tính sai giá vốn hàng bán, các bạn cần lưu ý:

  • Thường xuyên kiểm soát dữ liệu kinh doanh khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng.
  • Đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc hàng nhập vào trước rồi mới xuất bán hoặc chuyển kho đi, hạn chế sửa hoặc xóa chứng từ.
  • Cập nhật giá vốn thường xuyên để kiểm soát các tình huống dẫn tới âm kho.

Như vậy, các bạn vừa cùng tìm hiểu thông tin giá vốn bán hàng là gì cũng như các cách tính cơ bản được áp dụng phổ biến hiện nay. Có thể khẳng định rằng đây là một trong những yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư cần phải quan tâm trong quá trình kinh doanh để góp phần quản lý dòng tiền hiệu quả, mang lại doanh thu và lợi nhuận tốt nhất.

HỢP TÁC ĐỒNG HÀNH

Hành động nhỏ tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy cùng nhau hành động vì một cộng đồng Phát triển & Hạnh phúc bền vững!