CPM Là Gì? Phân Tích Ưu, Nhược Điểm Của Hình Thức Quảng Cáo Này

Hiện nay, CPM đang là hình thức quảng cáo được áp dụng phổ biến nhất trong Digital Marketing, giúp tăng doanh số và đảm bảo đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Hãy theo dõi ngay bài viết sau đây của Weup Group nếu bạn chưa biết rõ CPM là gì cùng những ưu, nhược điểm của nó.

CPM là gì?

CPM là gì chắc hẳn vẫn đang là thắc mắc của rất nhiều người. Hiểu một cách đơn giản nhất thì CPM chính là chi phí thanh toán cho mỗi 1000 lượt quảng cáo hiển thị trên Google.

Khách hàng khi có nhu cầu chạy quảng cáo CPM sẽ cung cấp giá cả và vị trí đặt quảng cáo trên trang Web mà họ mong muốn. Dựa theo kết quả thu được, họ sẽ có trách nhiệm trả tiền với số lượt hiển thị tương ứng.

CPM là gì vẫn đang là thắc mắc của nhiều người mới bước vào nghề quảng cáo
CPM là gì vẫn đang là thắc mắc của nhiều người mới bước vào nghề quảng cáo

CPM có sự khác biệt rất lớn so với CPC. Nếu CPC chỉ yêu cầu doanh nghiệp chi trả số tiền tương ứng với số lần click vào quảng cáo thì CPM lại có cách tính phí ngược lại. Theo đó Google sẽ xem tổng số lần hiển thị quảng cáo như tổng số lượt xem. Như vậy, mỗi lần quảng cáo của doanh nghiệp được hiện diện trên màn hình của một người truy cập sẽ được tính là một lượt xem hay một lần hiển thị. Tức, người dùng chưa cần nhấp vào quảng cáo mà chỉ mới có hành động xem thì bạn đã phải trả phí quảng cáo.

Tham khảo: SMS Marketing Là Gì? Ưu Nhược Điểm, Các Hình Thức Phổ Biến Nhất

Cách tính chi phí CPM

Bạn có thể dễ dàng tính toán chi phí CPM dựa theo công thức sau:

CPM = Chi phí quảng cáo / 1000 lần hiển thị

VD: Tổng chi phí cho 1 chiến dịch quảng cáo mà bạn bỏ ra là 10 triệu đồng và kết quả bạn nhận được sau đó là 200.000 lượt xem. Lúc này phí CPM = 10.000.000 / (200.000/1000) = 50.000 đồng.

Vậy chỉ số PCM bao nhiêu là tốt? Trên thực tế không có một câu trả lời cụ thể nào cho thắc mắc này bởi với các loại mục tiêu chiến dịch khác nhau sẽ có các mức CPM khác nhau. Thông thường, các chiến dịch nhằm mục đích gia tăng lượt xem video sẽ có CPM rất rẻ. Ngược lại, các chiến dịch nhắn tin hay chiến dịch chuyển đổi do Facebook thiết kế để bán lại có CPM rất cao.

Mỗi mục tiêu chiến dịch khác nhau sẽ có các mức CPM khác nhau
Mỗi mục tiêu chiến dịch khác nhau sẽ có các mức CPM khác nhau

Phân tích ưu, nhược điểm của hình thức quảng cáo CPM

Ngoài CPM là gì, bạn cũng cần hiểu rõ được những ưu, nhược điểm của hình thức quảng cáo này.

Ưu điểm:

  • Dễ áp dụng và đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp mới, đang trong giai đoạn xây dựng nhận thức thương hiệu cho khách hàng do CPM có chi phí thấp hơn hẳn so với các các dạng quảng cáo truyền thống.
  • Với những doanh nghiệp có tiếng, đã có sự nhận diện thương hiệu tốt trên thị trường, chi phí quảng cáo CPM sẽ tiết kiệm hơn so với hình thức CPC.
  • CPM có khả năng tạo ra lợi ích chung cho cả nhà quảng cáo và đơn vị cung cấp vị trí quảng cáo. Theo đó, chủ sở hữu Website, Blog càng được nhiều người biết đến thì càng có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu đặt banner. Như vậy, hàng tháng họ sẽ có thêm một nguồn doanh thu nhất định.

Tìm hiểu thêm: Affiliate Marketing Là Gì? Kinh Nghiệm, Bước Tiếp Thị Liên Kết Hiệu Quả

Nhược điểm:

  • Khoản đầu tư quảng cáo của bạn gần như không mang lại kết quả tốt trên các trang Web có lưu lượng truy cập thấp và không có độ tin cậy cao.
  • Tại các trang Web có lưu lượng truy cập cao chắc chắn sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhãn hàng để có một vị trí quảng cáo tốt nhất. Vì lẽ đó mà khoản tiền doanh nghiệp cần chi cho hoạt động quảng cáo CPM cũng tăng theo.
  • Thông thường, những quảng cáo CPM xuất hiện trên màn hình hiển thị của người truy cập Website, Blog,… mà không gây được chú ý sẽ trở nên lãng phí.
Quảng cáo CPM xuất hiện trên màn hình hiển thị của người truy cập Website, Blog
Quảng cáo CPM xuất hiện trên màn hình hiển thị của người truy cập Website, Blog

Một số lưu ý trong quảng cáo CPM để có hiệu quả tối ưu

Để đạt hiệu quả tối ưu nhất trong quảng cáo CPM, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:

  • Xác định mục đích Marketing: Việc xác định rõ nhu cầu Marketing là yếu tố quan trọng để lựa chọn 1 chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Chẳng hạn mục đích tiếp thị của bạn là nâng cao nhận thức về thương hiệu thì CPM chính là một giải pháp hiệu quả. Ngược lại, nếu mục tiêu là cơ hội bán hàng thì bạn nên chọn cả hai loại quảng cáo CPM và CPC cùng một lúc.

Có thể bạn quan tâm: Dropship Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Nền Tảng Kinh Doanh Uy Tín

  • Áp dụng CPM trên cả những nền tảng quảng cáo mới: CPM không chỉ được triển khai duy nhất trên nền tảng Google Adwords. Trên thực tế, nó còn có thể áp dụng ở cả Google Display hay Adnetwork. Việc triển khai CPM trên cả những nền tảng quảng cáo mới chắc chắn sẽ giúp bạn hạn chế được sự cạnh tranh và tăng cơ hội thành công.
  • Kết hợp quảng cáo CPM với các công cụ Marketing khác: Việc đổ nhiều tiền chạy quảng cáo hoàn toàn không đem lại hiệu quả tối ưu và nhanh chóng. Một chiến dịch Marketing hiệu quả cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn của một kênh Digital Marketing thành công cùng các công cụ khác như quảng cáo, bán hàng cá nhân hay triển khai chương trình khuyến mại,…

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ CPM là gì cùng những ưu, nhược điểm của nó. Đây là dạng quảng cáo hiệu quả, dễ thực hiện và được các doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, để biết có nên sử dụng CPM hay không, chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng nhiều yếu tố, đặc biệt là mục đích tiếp thị là để nhận diện thương hiệu hay gia tăng cơ hội bán hàng.

HỢP TÁC ĐỒNG HÀNH

Hành động nhỏ tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy cùng nhau hành động vì một cộng đồng Phát triển & Hạnh phúc bền vững!