Inbound Marketing Là Gì? Ưu Điểm Và Các Giai Đoạn Quan Trọng

Đối với các Marketers mới chập chững bước vào ngành chắc hẳn đã từng nghe thấy cụm từ “Inbound marketing”. Tuy nhiên để hiểu rõ thuật ngữ đó và áp dụng cho truyền thông doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Vậy inbound marketing là gì, có khác biệt gì so với outbound marketing? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp về mô hình này qua bài viết dưới đây. 

Inbound marketing được định nghĩa là gì?

Inbound marketing có thể hiểu là một mô hình marketing giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tự nhiên mà không cần sử dụng quảng cáo. Điểm tối ưu của inbound marketing là tạo ra các nội dung có giá trị, nội dung chất lượng nhằm thỏa mãn lợi ích của người dùng về sản phẩm nào đó.

Inbound marketing tự tìm cách để nội dung của mình thu hút được người xem, chứ không phải là làm phiền khách hàng bằng tin nhắn, mail rác. Thông thường, người ta sẽ sử dụng các công cụ marketing online như SEO, email marketing, website, mạng xã hội (Facebook, Instagram,…),… để triển khai mô hình inbound marketing. Đây đều là những kênh có tỷ lệ tương tác, khả năng tiếp cận khách hàng lớn.

Xem thêm: Traffic Là Gì Và Cách Tăng Lượng Truy Cập Cho Website Hiệu Quả Nhất

Rất nhiều người còn mơ hồ chưa biết inbound marketing là gì
Rất nhiều người còn mơ hồ chưa biết inbound marketing là gì

Phân tích ưu và nhược điểm của inbound marketing

Inbound marketing có nhiều ưu điểm, mang đến lợi ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Dưới đây là ưu và nhược điểm của inbound marketing.

Ưu điểm

Inbound marketing có nhiều điểm mạnh, kể đến như:

  • Chi phí bỏ ra ít nhưng hiệu quả cao: Mỗi doanh nghiệp khi thực hiện các chiến dịch truyền thông thường cố gắng tính toán sao cho tiết kiệm chi phí. Theo số liệu thống kê từ Hubspot, inbound marketing giúp doanh nghiệp giảm chi phí hơn 60% so với marketing truyền thống. Bên cạnh đó, chi phí cho một lần chăm sóc khách hàng tiềm năng chỉ khoảng 3 triệu đồng, thấp hơn so với chi phí bỏ ra cho outbound marketing.
  • Tạo dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng: Inbound marketing không hướng đến những khách hàng nhất thời sử dụng sản phẩm mà là những khách hàng gắn bó lâu dài, tin tưởng vào doanh nghiệp của bạn. Ví dụ khi bạn sáng tạo một nội dung ý nghĩa, hot trend và đăng lên Facebook, khách hàng sẽ ấn tượng với nội dung đó, đồng thời tương tác bằng cách like, share, comment tag bạn bè và hành động đó giúp nhiều người biết đến doanh nghiệp của mình hơn.

Tham khảo: Engagement Là Gì? Cách Đo Chỉ Số Tương Tác Trên Fanpage Facebook

Inbound marketing giúp doanh nghiệp tạo mối quan hệ bền chặt với khách hàng
Inbound marketing giúp doanh nghiệp tạo mối quan hệ bền chặt với khách hàng
  • Cung cấp thông tin đầy đủ về doanh nghiệp, tăng nhận thức cho khách hàng: Theo khảo sát của Gallup, 47% là số lượng khách hàng cảm thấy hứng thú với các nội dung đầy đủ thông tin về sản phẩm, thương hiệu, nếu nội dung được trình bày dưới dạng video thì con số là 62%. Tiếp thị truyền thống sử dụng những nội dung khó có thể truyền tải trọn vẹn, khó tương tác 2 chiều với khách hàng nên nhanh chóng bị inbound marketing chiếm ưu thế.
  • Xác định đúng đối tượng mục tiêu của chiến dịch: Với một số phương thức truyền thông khác, người đọc được quảng cáo của bạn rất nhiều nhưng trong số đó, khá ít người thực sự có nhu cầu sử dụng sản phẩm. Trong khi đó, inbound marketing đưa doanh nghiệp đến gần khách hàng hơn bởi đối tượng chúng nhắm đến là những người dùng thực sự có nhu cầu tháo gỡ vấn đề của họ.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, inbound marketing vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Hạn chế đối tượng tiếp cận: Chỉ những khách hàng tiềm năng lựa chọn ấn xem thêm mới có thể xem toàn bộ nội dung của chiến dịch, do vậy hình thức inbound marketing rất kén người tiếp cận.
  • Tốn thời gian để thực hiện chiến dịch: Nội dung trong mỗi chiến dịch inbound marketing rất nhiều, đôi khi có thể áp đảo khách hàng tiềm năng. Nếu thực hiện chiến dịch cần tốn thời gian đầu tư vào nội dung, vì đặc trưng của inbound marketing là tiếp cận khách hàng thông qua những thông điệp và nội dung có giá trị. Bất kể doanh nghiệp nào muốn áp dụng mô hình inbound marketing buộc phải có sự đầu tư và chuẩn bị lâu dài mới đạt được hiệu quả cao.
  • Các sản phẩm yêu cầu sự sáng tạo cao: Để thu hút được lượng lớn khách hàng, mỗi sản phẩm tạo ra từ mô hình inbound marketing luôn phải đảm bảo đặc trưng riêng của từng thương hiệu, doanh nghiệp. Cũng chính vì ưu điểm chi phí đầu tư cho sản phẩm thấp nên nhiều doanh nghiệp đi theo hướng inbound marketing, do vậy sự cạnh tranh là rất cao. Nếu không tìm ra đặc trưng riêng của mình trong mỗi sản phẩm, doanh nghiệp phải chấp nhận sự thua kém đi tụt lùi trên con đường phát triển.Với mỗi chiến dịch inbound marketing cần đi đường dài, những sản phẩm ngắn hạn không phải là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Web 3.0 Là Gì? Ưu, Nhược Điểm Và Các Tính Năng Đặc Biệt Của Web 3.0

Inbound marketing đòi hỏi sự sáng tạo cao
Inbound marketng đòi hỏi sự sáng tạo cao
  • Cần một lượng chi phí lớn đầu tư cho nhân sự: Mấu chốt của mỗi mô hình inbound marketing cần số lượng nhân sự hùng mạnh mới đảm bảo chiến dịch đi được đường dài. Các nhân sự sẽ là người lên kế hoạch, ý tưởng, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và thực hiện để đem lại hiệu quả tốt cho chiến dịch inbound marketing, chứ không chỉ tập trung vào riêng vào mục đích bán được hàng.

Mô hình inbound marketing tuy không tốn nhiều chi phí nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt vì chưa hiểu đủ cách thực hiện chiến lược marketing. Mỗi sản phẩm không chỉ là những bài SEO Website hay Fanpage mà còn là những thông điệp giá trị được truyền tải tới khách hàng. Do đó những doanh nghiệp muốn áp dụng mô hình inbound marketing phải nắm rõ được từng giai đoạn trong chiến lược này.

3 giai đoạn chính trong chiến lược inbound marketing

Để thực hiện chiến lược inbound marketing từ lúc bắt đầu thu hút cho đến khi khách hàng đặt và sử dụng sản phẩm không phải là điều dễ dàng. Do đó các marketers cần nắm rõ những giai đoạn sau trong chiến lược inbound marketing:

Thu hút

Bước đầu tiên trong chiến lược inbound marketing là thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Các nội dung không nhất thiết phải xuất hiện chen ngang vào giữa quá trình sử dụng web của người dùng, mà quan trọng nhất là xuất hiện lúc họ cần (đúng nơi, đúng lúc). Nội dung truyền tải có thể chia thành nhiều loại (mô tả sản phẩm, hướng dẫn khách hàng, cung cấp thông tin…), nhưng dù là loại nào thì trong inbound marketing bạn cũng phải đảm bảo nội dung có giá trị và đáp ứng được nhu cầu của người dùng, giải đáp được những thắc mắc của họ.

Ví dụ trên website của các công ty dược phẩm, ngoài giới thiệu các mặt hàng thuốc, còn có mục cẩm nang sức khỏe để cung cấp nội dung khách hàng cần. Khi đã có nội dung hoàn chỉnh, doanh nghiệp nên tiến hành tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để khách hàng dễ tìm kiếm vấn đề của họ hơn.

Tiếp cận

Sau khi thu hút thành công khách hàng, doanh nghiệp tiếp tục chuyển sang giai đoạn tiếp cận khách hàng. Khi người xem bị thu hút bởi các trang Web, nội dung chất lượng, doanh nghiệp có mục tiêu biến họ thành Lead nhằm thu thập thông tin cá nhân. Người dùng thường cung cấp các thông tin này tại các nút CTA của landing page.

Có thể bạn quan tâm: Livestream Là Gì? Những Điều Cần Biết Khi Bắt Đầu Livestream

3 giai đoạn cơ bản của inbound marketing
3 giai đoạn cơ bản của inbound marketing

Để dễ thu hút và tiếp cận khách hàng tiềm năng, CTA nên dẫn về trang đích, dành cho những khách hàng muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hoặc CTA kêu gọi khách hàng đăng ký thông tin trực tiếp trên trang blog hay trang bất kỳ, dành cho những khách hàng thật sự quan tâm và muốn mua sản phẩm. Khuyến khích học phí, tham gia sự kiện,… giúp tiếp cận những khách hàng chưa có nhu cầu về sản phẩm, để doanh nghiệp có thể nuôi dưỡng dần. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên đặt CTA kêu gọi để lại thông tin trên các kênh social khác.

Làm hài lòng

Từ những thông tin mà doanh nghiệp thu thập được, ở giai đoạn cuối cùng, doanh nghiệp sẽ kiểm soát xem khách hàng đang ở bước nào trong mua hàng. Nghĩa là khi một Lead đã trở thành khách hàng, họ vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm lâu dài thông qua các tin tức cập nhật mới mẻ, mạng xã hội và email marketing.
Mục đích của inbound marketing không chỉ làm hài lòng khách hàng khi giúp họ giải quyết vấn đề mà còn khiến họ trở thành những kênh quảng cáo cho chính thương hiệu của bạn. Chiến lược inbound marketing giúp người làm marketing tham gia vào mọi giai đoạn từ khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm mình cần cho tới khi thu hút đúng đối tượng tới trang Web hay Fanpage và chuyển đổi họ trở thành các đơn hàng, thu về lợi nhuận và làm khách hàng hài lòng.

So sánh đặc điểm của inbound marketing và outbound marketing

Inbound marketing là làm tiếp thị mới (marketing từ bên trong), ngược lại outbound marketing là tiếp thị truyền thống bắt đầu từ bên ngoài. Nhìn chung, outbound marketing cũng sẽ quảng cáo một cách tràn lan, bắt người dùng dù không phải khách hàng tiềm năng cũng phải tiếp nhận thông điệp của mình. Không giống như inbound marketing, nó thu hút khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ từ thương hiệu của bạn nhưng đa dạng về địa điểm, phương tiện truyền thông hơn.

Điểm khác biệt lớn giữa inbound marketing và outbound marketing đó là inbound tập trung phát triển dài hạn, tạo mối quan hệ với khách hàng lâu dài trong khi outbound hướng đến khơi dậy nhu cầu mua sắm của khách hàng hơn.

Với chiến lược inbound marketing, khách hàng chỉ có thể biết đến doanh nghiệp thông qua các mạng xã hội, website nếu họ mong muốn được tìm hiểu thêm về các sản phẩm và thương hiệu của bạn. Còn outbound marketing là một chiến lược đẩy, vì thế họ có thể tiếp cận khách hàng bằng cả kênh online và offline.

Xem thêm: Affiliate Marketing Là Gì? Kinh Nghiệm, Bước Tiếp Thị Liên Kết Hiệu Quả

Inbound marketing và outbound marketing có sự khác biệt
Inbound marketing và outbound marketing có sự khác biệt

Inbound marketing chú trọng vào tương tác hai chiều, có thể là giữa nhân viên tư vấn (chatbot) với khách hàng hoặc doanh nghiệp sẽ thiết lập quy trình marketing tự động để giúp bạn tìm kiếm thông tin phù hợp với mong muốn của mình. Trong khi đó, outbound marketing thường sử dụng tương tác một chiều, vì vậy rất khó để doanh nghiệp đưa đến cho khách hàng thứ họ thực sự cần, dẫn đến hiệu quả của chiến dịch không cao.

Tuy nhiên, chiến lược nào cũng có ưu điểm và nhược điểm. Điều những marketers nên làm là đem các ý tưởng lên chung một khung để xác định sự phù hợp với nó đối với doanh nghiệp như nguồn lực, thị hiếu và khách hàng mục tiêu. Hãy sử dụng cả 2 mô hình outbound và inbound trong kế hoạch marketing của bạn để vừa gia tăng độ nhận diện thương hiệu và vừa thu hút được khách hàng tiềm năng.

Nói tóm lại inbound marketing là mô hình marketing tiếp cận đúng tâm lý và thị hiếu, có nhiều điểm mạnh phù hợp với xu hướng và hành vi của người dùng.Tuy nhiên để mang lại hiệu quả tối ưu cho các chiến dịch của doanh nghiệp, bạn không nên loại bỏ outbound marketing, thay vào đó hãy kết hợp giữa 2 công cụ thiết kế inbound marketing với các hình thức outbound marketing khác.

Bài viết trên đã giới thiệu những thông tin cơ bản inbound marketing là gì và những giai đoạn trong chiến lược marketing. Hy vọng qua đây bạn đã biết cách xây dựng chiến lược inbound marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình, giúp thu về lợi nhuận tối đa.

HỢP TÁC ĐỒNG HÀNH

Hành động nhỏ tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy cùng nhau hành động vì một cộng đồng Phát triển & Hạnh phúc bền vững!