Chiến Lược Đa Dạng Hóa Là Gì? Lợi Ích Và Các Chiến Lược Phổ Biến

Trong marketing, các chiến lược liên quan đến sản phẩm luôn được chú trọng vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và sự chú ý của khách hàng, trong đó nổi bật nhất là chiến lược đa dạng hóa. Bài viết dưới đây sẽ đưa đến bạn thông tin liên quan về khái niệm, lợi ích cùng các phương pháp phổ biến nhất trong chiến lược này.

Chiến lược đa dạng hóa là gì?

Chiến lược đa dạng hóa được hiểu là cách tạo ra sự khác biệt, đa dạng trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia. Chiến lược này hiện nay được rất nhiều công ty áp dụng, giúp tăng khả năng tiếp cận sản phẩm trên thị trường.

Bên cạnh đó, đa dạng hóa cũng được các doanh nghiệp áp dụng như một cách thức để tăng khả năng bán hàng, đồng thời là đòn bẩy giúp các công ty tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận.

Chiến lược đa dạng hóa là cách tạo ra sự khác biệt, đa dạng trong lĩnh vực kinh doanh
Chiến lược đa dạng hóa là cách tạo ra sự khác biệt, đa dạng trong lĩnh vực kinh doanh

Để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp có thể bổ sung thành phần, tính năng, công dụng mới vào sản phẩm hiện có, ví dụ như tích hợp thêm công nghệ mới, nâng cấp phiên bản đã có sẵn, tung sản phẩm mới ra thị trường,…

Chiến lược đa dạng hóa chính là giải pháp hữu hiệu để công ty đáp ứng tốt các yếu tố bên trong và bên ngoài liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh như:

Tham khảo: Quản Trị Trải Nghiệm Khách Hàng Có Lợi Ích Gì, Thực Hiện Ra Sao?

  • Phục vụ doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển kinh doanh tốt hơn.
  • Tránh được tình trạng sản phẩm của doanh nghiệp bị chuyên môn hóa quá mức.
  • Dễ dàng mở rộng thị trường.
  • Thay đổi sản phẩm theo nhu cầu và xu hướng của xã hội.
  • Đáp ứng tốt sự phát triển, cải tiến của khoa học, công nghệ.

Lợi ích của chiến lược đa dạng hóa đối với doanh nghiệp

Đa dạng hóa là một trong những phương pháp phổ biến thuộc chiến lược marketing. Nếu áp dụng đúng cách, phù hợp với tiềm lực và nhu cầu của doanh nghiệp sẽ mang đến những lợi ích như:

Giảm thiểu rủi ro

Trong đa số các lĩnh vực hiện nay, suy thoái ngành là một hiện tượng xảy ra phổ biến, nếu không cẩn thận và có biện pháp ứng phó, doanh nghiệp sẽ rất dễ gặp rủi ro, thậm chí là phá sản. Lúc này, chiến lược đa dạng hóa chính là cách để các công ty tránh được những rủi ro về tài chính nếu xuất hiện suy thoái ngành.

Khi tạo ra được khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm hiệu quả, mục đích, nhu cầu sử dụng sản phẩm cũng được mở rộng theo. Qua đó doanh nghiệp sẽ dễ dàng giảm thiểu tới mức thấp nhất những rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh doanh được ổn định và hiệu quả.

Chiến lược đa dạng hóa giúp giảm thiểu rủi ro
Chiến lược đa dạng hóa giúp giảm thiểu rủi ro

Giữ vững vị thế thương hiệu

Đa dạng hóa được xem là bước đệm để doanh nghiệp tăng khả năng khách hàng nhận diện trên thị trường. Thông qua sự thành công của rất nhiều công ty, tập đoàn lớn, có thể thấy chiến lược đa dạng hóa chính là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để xây dựng, củng cố thương hiệu.

Chiến lược này tạo ra cơ hội để khách hàng dễ dàng ghi nhớ thương hiệu của công ty. Thông thường người tiêu dùng sẽ quan tâm đến thương hiệu cung cấp đa dạng các sản phẩm mà họ tìm kiếm. Do đó đây là cơ hội lớn để công ty tăng lợi nhuận và nâng cao niềm tin, lòng trung thành của khách hàng.

Duy trì sự ổn định

Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng chiến lược đa dạng hóa như phương thức phòng thủ, đặc biệt trong trường hợp có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Qua đó công ty có thể ngăn chặn hoạt động tiêu cực từ đối thủ cạnh tranh. Khi tăng sự đa dạng sản phẩm, doanh nghiệp có khả năng duy trì sự ổn định của mình trên thị trường. Ngoài ra đây còn giúp bảo vệ doanh nghiệp trước tình trạng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Xem thêm: Quản Trị Tài Chính Là Gì? Chức Năng Trong Doanh Nghiệp

Tăng doanh thu

Một trong những lợi ích quan trọng mà chiến lược đa dạng hóa mang đến cho doanh nghiệp đó là tăng trưởng doanh thu và nâng cao lợi nhuận. Doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược này để tối đa hóa các nguồn lực có sẵn, phát triển thêm nguồn lực mới, đồng thời tăng sức mạnh cạnh tranh để dễ dàng thành công trên thị trường.

Đa dạng hóa giúp tăng doanh thu
Đa dạng hóa giúp tăng doanh thu

4 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm phổ biến nhất

Hiện nay trong chiến lược sản phẩm, đa dạng hóa có 4 phương pháp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất, bao gồm: Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm, chiến lược đa dạng hóa theo chiều ngang, đa dạng hóa theo chiều dọc, đa dạng hóa tập đoàn. Mỗi chiến lược sẽ có ưu nhược điểm và phù hợp với từng tình huống khác nhau. Các marketers nên dựa vào nguồn lực sẵn có, mục tiêu của doanh nghiệp để lựa chọn hình thức phù hợp.

Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm

Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm là cách tăng trưởng thông qua việc tham gia vào những hoạt động mới, có liên quan đến hoạt động hiện tại của doanh nghiệp về marketing, sản xuất, quản lý vật tư, công nghệ. Người ta còn gọi đây là đa dạng hóa có liên quan. Điểm quan trọng của chiến lược này đó là tận dụng được một trong các lợi thế hiện có của doanh nghiệp.

Lúc này các hoạt động sản xuất mới phát triển vẫn liên quan đến các hoạt động sản xuất chính của công ty về công nghệ, khách hàng, phân phối,… Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể sử dụng những sản phẩm đã được tiêu thụ mạnh trên thị trường nhờ những kinh nghiệm thương mại để bán sản phẩm mới.

Một trong những điều cần nhớ đó là ngay cả khi doanh nghiệp có điểm chung vẫn có thể tồn tại nhiều điểm khác biệt, đòi hỏi cần phát triển kỹ năng và bổ sung kiến thức để hoạt động kinh doanh mới hiệu quả và thành công.

Chiến lược đa dạng hóa theo chiều ngang

Đa dạng hóa theo chiều ngang có thể hiểu là phương pháp nhằm bổ sung các sản phẩm mới vào dây chuyền sản xuất của công ty nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng hiện tại. Khi một công ty quyết định sử dụng chiến lược này, họ có thể thêm các sản phẩm vào một trong các dòng sản phẩm hiện tại của họ mà không liên quan đến những sản phẩm khác trong dòng.

Đa dạng hóa theo chiều ngang cho phép sản phẩm mới thu hút những khách hàng đã mua tại một doanh nghiệp bằng cách đưa ra cách thức mới để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Ngoài ra, phương pháp này cũng liên quan trực tiếp đến việc tạo ra các dòng sản phẩm mới, cung cấp hàng hóa khác với dòng sản phẩm đã có trước đó.

Hiện nay các siêu thị lớn thường sử dụng đa dạng hóa theo chiều ngang và đạt được những thành công nhất định khi họ không chỉ cung cấp thực phẩm mà còn bán hàng tiêu dùng gia đình, quần áo, dịch vụ ngân hàng,…

Có thể bạn quan tâm: Quy Trình Bán Hàng 8 + 2 Chi Tiết, Hiệu Quả Không Nên Bỏ Qua

Đây là phương thức bổ sung sản phẩm mới vào dây chuyền sản xuất
Đây là phương thức bổ sung sản phẩm mới vào dây chuyền sản xuất

Đa dạng hóa theo chiều dọc

Trong chiến lược đa dạng hóa theo chiều dọc, toàn bộ mạng lưới kinh doanh, từ việc mua nguyên vật liệu thô đến hoạt động bán thành phẩm có thể được liên kết trong cùng công ty mẹ. Đây chính là kiểu bổ sung thêm hoạt động kinh doanh không liên quan đến hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.

Những loại hình cụ thể của chiến lược này bao gồm:

  • Đa dạng hóa sản phẩm phụ.
  • Đa dạng hóa liên kết.

Ưu điểm của chiến lược đa dạng hóa theo chiều dọc:

  • Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, tổ chức.
  • Tạo điểm khác biệt so với đối thủ trên thị trường.
  • Dễ dàng kiểm soát được công nghệ bổ sung.
  • Cắt giảm chi phí không thực sự cần thiết cho doanh nghiệp

Đa dạng hóa tập đoàn

Với chiến lược này, việc kinh doanh mới hoàn toàn sẽ không liên quan đến công ty mẹ, đồng thời việc mở rộng kinh doanh không liên quan đến bất kỳ yếu tố năng lực hay công nghệ nào. Lý do phổ biến đó là nhằm mục đích giảm nguy cơ rủi ro, tăng lợi nhuận, tiếp cận nguồn vốn mới, thu hút khách hàng và chiến lĩnh thị phần.

Tìm hiểu ngay: Chiến Lược Marketing Mix Là Gì? Tìm Hiểu 7 Thành Tố Quan Trọng

Đa dạng hóa tập đoạn có mục đích thu hút khách hàng mục tiêu
Đa dạng hóa tập đoạn có mục đích thu hút khách hàng mục tiêu

Một số người cho rằng không phải doanh nghiệp mà chính nhà đầu tư chịu trách nhiệm cho sự đa dạng hóa của họ bằng cách đầu tư vào nhiều ngành kinh doanh và công nghệ. Họ lập luận rằng các tập đoàn nên tập trung tối đa hóa giá trị cổ đông thông qua việc sử dụng tài sản hiện tại và năng lực cốt lõi của họ, tức là tiếp tục làm những việc họ vẫn làm từ trước đến nay. Nếu như rời xa năng lực cốt lõi có thể dẫn đến sai lầm và những rủi ro không đáng có.

Có thể thấy chiến lược đa dạng hóa hiện nay được rất nhiều công ty áp dụng và thành công, tuy nhiên cần dựa vào những nền tảng cơ bản chung là nguồn lực dư thừa và tận dụng được lợi thế kinh doanh. Bạn đọc có thể tham khảo 4 chiến lược phổ biến để dễ dàng chọn lựa phương pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.

HỢP TÁC ĐỒNG HÀNH

Hành động nhỏ tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy cùng nhau hành động vì một cộng đồng Phát triển & Hạnh phúc bền vững!