Chiến Lược Marketing Mix Là Gì? Tìm Hiểu 7 Thành Tố Quan Trọng

Những năm gần đây, việc quảng bá sản phẩm bằng dịch vụ tiếp thị đang dần trở nên phổ biến, do đó các chiến lược marketing hỗn hợp không còn quá xa lạ với mọi người, đặc biệt là những người kinh doanh. Đây được xem là một phần quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động bán hàng của doanh nghiệp và giữ vị trí then chốt trong quá trình phát triển của tổ chức. Để tìm hiểu rõ hơn về chiến lược marketing mix, bạn đọc hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Bản chất chiến lược marketing mix là gì?

Marketing mix hay marketing hỗn hợp, là tập hợp các công cụ tiếp thị được các marketer sử dụng phổ biến trong quá trình bán hàng của doanh nghiệp. Thuật ngữ này đã hình thành và được Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ chấp nhận từ giữa thế kỷ 20.

Marketing mix hay còn được gọi là marketing hỗn hợp
Marketing mix hay còn được gọi là marketing hỗn hợp

Việc xác định và sắp xếp các yếu tố của chiến lược tiếp thị hỗn hợp giúp doanh nghiệp đưa ra được những quyết định tiếp thị hiệu quả nhất, bao gồm:

  • Phát triển điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của tổ chức.
  • Tăng khả năng cạnh tranh và thích ứng nhanh trên thị trường mục tiêu.
  • Cải thiện sự hợp tác giữa các phòng ban trong tổ chức và với đối tác bên ngoài.

Xem thêm: 8 Chỉ Số KPIs Marketing Digital Và Cách Xây Dựng Hiệu Quả

Chiến lược marketing mix ban đầu được phân chia theo mô hình 4P, bao gồm các yếu tố: Product (sản phẩm), Price (giá), Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến), thường được sử dụng trong marketing hàng hóa. Tuy nhiên sau thời gian, mô hình này được cải tiến và biến đổi thành 7P để phù hợp hơn, tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong chiến lược marketing 7P, ngoài 4 yếu tố kể trên sẽ bao gồm 3 yếu tố mới đó là: People (con người), Process (quy trình) và Physical evidence (bằng chứng vật lý). Mô hình này hiện nay có thể áp dụng được với hoạt động marketing cho dịch vụ vô hình.

Các thành tố quan trọng trong chiến lược marketing mix

Mô hình marketing mix bao gồm 7 yếu tố quan trọng: Price (giá bán), Product (sản phẩm), Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến), People (con người), Process (quá trình), Physical evidence (bằng chứng vật lý). Cụ thể:

Product (Sản phẩm)

Sản phẩm là yếu tố đầu tiên trong chiến lược marketing mix, lý do là bởi trong bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào, sản phẩm cũng là đối tượng chính. Sản phẩm được hiểu là một mặt hàng hoặc dịch vụ được thiết kế, sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Để có thể tiếp thị một sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay người tiêu dùng dễ dàng, bạn cần xác định được điểm khác biệt của chúng so với các sản phẩm, dịch vụ đang cạnh tranh trên thị trường. Bạn càng khác biệt hóa được sản phẩm của mình, càng tạo được ấn tượng tốt, thu hút khách hàng và dễ dàng đạt được mục tiêu kinh doanh.

Sản phẩm là yếu tố đầu tiên trong chiến lược marketing mix
Sản phẩm là yếu tố đầu tiên trong chiến lược marketing mix

Price (Giá)

Giá là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược marketing hỗn hợp của doanh nghiệp. Giá bán sẽ phản ánh giá trị của sản phẩm, dịch vụ, chi phí mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho hàng hóa họ mua.

Lúc này các chuyên gia marketing cần xem xét các chi phí liên quan để tạo ra sản phẩm, bao gồm: Chi phí nghiên cứu, chi phí phát triển, sản xuất, phân phối. Thông qua đó, họ sẽ tiến hành định giá sản phẩm dựa vào tổng chi phí tạo ra sản phẩm. Việc định giá chủ yếu dựa trên chất lượng hoặc giá trị sản phẩm, dịch vụ mà họ mang đến cho khách hàng của mình.

Nếu sản phẩm được định giá quá thấp, doanh nghiệp cần nỗ lực nâng cao số lượng sản phẩm bán ra mới có thể đạt được mức lợi nhuận mong muốn. Ngược lại, khi định giá sản phẩm quá cao, khách hàng sẽ dễ dàng chuyển sang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, vậy nên bạn cần cân nhắc và tính toán kỹ về giá bán sản phẩm để không bị thua lỗ hoặc mất đi tập khách hàng tiềm năng.

Tham khảo: Quy Trình Bán Hàng Online 7 Bước Cho Người Mới Bắt Đầu

Place (Địa điểm)

Place được hiểu là địa điểm, vị trí đặt cửa hàng hoặc bày bán sản phẩm. Những marketer cần chú ý đến khu vực trưng bày, phân phối sản phẩm để tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng. Kênh phân phối ở đây có thể là đại lý bán lẻ hoặc trang thương mại điện tử trên nền tảng Internet. Nếu sở hữu hệ thống phân phối chuyên nghiệp sẽ giúp đưa thương hiệu sản phẩm trọn vẹn đến tay khách hàng. Trong trường hợp không chú trọng đến yếu tố này, công sức quảng cáo hoặc sản xuất sản phẩm có thể bị lãng phí vì không đảm bảo được chất lượng sản phẩm khi tung ra thị trường hoặc đưa đến tay khách hàng.

Đối với các sản phẩm tiêu dùng cơ bản có thể bày bán tại cửa hàng tạp hóa thông thường, tuy nhiên với những mặt hàng tiêu dùng cao cấp, xa xỉ, thường cần đến cửa hàng chuyên biệt. Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần cân nhắc xem nên đặt sản phẩm tại cửa hàng trực tuyến hay ngoại tuyến, nhiều trường hợp có thể kết hợp cả hai kênh bán hàng này.

Những marketer cần chú ý đến hình thức phân phối sản phẩm để tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng
Những marketer cần chú ý đến hình thức phân phối sản phẩm để tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng

Promotion (Xúc tiến thương mại)

Promotion cũng là yếu tố quan trọng trong quy trình marketing, có thể bao gồm: Quảng cáo, bán hàng cá nhân, PR, các hoạt động xúc tiến sản phẩm ra thị trường. Xúc tiến thương mại giúp khách hàng nhận diện rõ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng.

Những người làm marketing khi xây dựng xúc tiến cần cân nhắc về ngân sách được phân bổ cho marketing mix thông qua việc lên kế hoạch chi tiết với thông điệp rõ ràng nhằm đạt được kết quả hiển thị nhanh chóng. Bên cạnh đó bạn cũng cần kết hợp với yếu tố sản phẩm, giá và địa điểm phân phối để dễ dàng hơn trong việc tiếp cận tập khách hàng mục tiêu.

Lúc này, doanh nghiệp cần xác định được đâu là phương tiện truyền thông tốt nhất để truyền đạt thông điệp về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu đến khách hàng. Ngoài ra, bạn cũng cần quyết định tần suất truyền thông nhằm mục đích tăng hiệu quả hoạt động tiếp thị.

People (Con người)

Yếu tố liên quan đến con người đề cập đến những đối tượng tiếp xúc với khách hàng của bạn, kể cả hình thức trực tiếp và gián tiếp. Do đó hãy đảm bảo đầu tư và chú trọng ngay từ khâu tuyển dụng ở mỗi phòng ban, cấp độ, không chỉ trong dịch vụ chăm sóc khách hàng và đội ngũ nhân viên sales.

Tìm hiểu thêm: Quản Trị Trải Nghiệm Khách Hàng Có Lợi Ích Gì, Thực Hiện Ra Sao?

Để có thể đảm bảo nhân viên tương tác hiệu quả với khách hàng, doanh nghiệp có thể chú ý đến những hoạt động sau:

  • Đào tạo, phát triển những kỹ năng cần thiết cho đội ngũ marketing nhằm thực hiện các chiến lược tiếp thị tốt nhất.
  • Tạo lập được văn hóa công ty và tính cách thương hiệu phù hợp với đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp.
  • Tập trung vào việc nghiên cứu, quản lý quan hệ khách hàng hay còn gọi là hệ thống CRM nhằm tạo sự gắn kết với khách hàng mục tiêu và xây dựng được tập khách hàng trung thành.
  • Có chế độ chiêu mộ nhân tài, các chuyên gia thiết kế, phát triển sản phẩm, dịch vụ.

Process (Quy trình)

Trong chiến lược marketing, doanh nghiệp cần thiết kế quy trình phù hợp với trải nghiệm của khách hàng. Quy trình càng cụ thể, khoa học và liền mạch thì nhân viên càng dễ thực hiện. Ngoài ra, các bước thực hiện được tối ưu cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí không cần thiết, điều này có thể được áp dụng cho một số kênh bán hàng, hệ thống phân phối hay quá trình thanh toán, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo hoạt động cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần thiết kế quy trình phù hợp với trải nghiệm của khách hàng
Doanh nghiệp cần thiết kế quy trình phù hợp với trải nghiệm của khách hàng

Sau khi doanh nghiệp đã vận hành ổn định, việc tinh chỉnh, cải tiến bộ máy quy trình có thể được xúc tiến để cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Lúc này doanh nghiệp có thể xem xét một số yếu tố sau:

  • Cân nhắc dịch vụ logistics trong kênh phân phối liệu có tiết kiệm chi phí không?
  • Cần lập kế hoạch giao hàng như thế nào để tối ưu chi phí và đảm bảo hiệu quả.
  • Các nhà cung cấp có thường xuyên hết hàng vào những thời điểm quan trọng không?
  • Có đủ đội ngũ nhân viên để vận hành công việc trong mùa cao điểm không?
  • Dịch vụ vận chuyển đang sử dụng có đáng tin cậy không?

Có thể bạn quan tâm: Quản Lý Thu Chi Doanh Nghiệp Là Gì? 4 Cách Quản Lý Hiệu Quả Nhất

Physical evidence (Bằng chứng vật lý)

Physical evidence được xem là một phần nhỏ được tách ra từ yếu tố Place. Tuy nhiên xét trong chiến lược marketing mix 7P, nếu Place chủ yếu đề cập đến kênh phân phối thì Physical evidence sẽ nhắc đến những thứ khách hàng có thể nhìn thấy, chạm được để góp phần tăng tỷ lệ thành công của chiến dịch.

Bằng chứng vật lý được nói đến ở đây có thể là phòng trưng bày, phòng thí nghiệm dùng thử, địa điểm gặp gỡ, tiếp đón khách hàng. Cùng với đó là các vật thể hiện rõ đặc trưng thương hiệu như đồng phục, logo, màu sắc, bảng hiệu,…

Chiến lược marketing mix đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động bán hàng, kinh doanh của doanh nghiệp. Để tăng khả năng cạnh tranh, có cơ hội phát triển hơn trên thị trường mục tiêu, bạn nên tìm hiểu kỹ các thành tố trong chiến lược này và tìm cách ứng dụng phù hợp.

HỢP TÁC ĐỒNG HÀNH

Hành động nhỏ tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy cùng nhau hành động vì một cộng đồng Phát triển & Hạnh phúc bền vững!