8 Chỉ Số KPIs Marketing Digital Và Cách Xây Dựng Hiệu Quả

Digital Marketing là vị trí không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp nói chung và phòng marketing nói riêng. Thiết lập được KPIs Marketing Digital sẽ giúp bạn đánh giá được hiệu quả, chất lượng của những chiến dịch tiếp thị. Dưới đây là các chỉ số cần có và cách xây dựng KPI cho vị trí này bạn có thể tham khảo.

8 chỉ số KPIs Marketing Digital phổ biến nhất

KPIs Marketing Digital cần phải hướng đến mục đích cuối cùng là tiếp thị, quảng bá hiệu quả sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Vậy nên khi xây dựng KPI, bạn cần chú ý đến những chỉ tiêu sau đây:

1. Tỷ lệ thoát – Bounce Rate

Tỷ lệ thoát trang web của bạn là tỷ lệ phần trăm người dùng ghé thăm trang web sau đó rời đi ngay lập tức để xem 1 trang. Đây là chỉ số cần quan tâm hàng đầu khi khởi chạy các chiến dịch marketing.

Tỷ lệ thoát trang web là chỉ số đầu tiên của KPIs Marketing Digital
Tỷ lệ thoát trang web là chỉ số đầu tiên của KPIs Marketing Digital

Khi đã biết được tỷ lệ thoát thì bạn có thể cải thiện trang web, trải nghiệm người dùng để tăng tương tác của người dùng trên web của họ. Google sẽ gửi lượng truy cập organic đến những trang web có tỷ lệ thoát thấp.

Để cải thiện tỷ lệ thoát trang, bạn hãy làm mới nội dung, thêm nhiều link nội bộ, cập nhật phiên bản nâng cao để cải thiện chức năng trang. Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi toàn bộ chỉ số thông qua Google Analytics.

2. Conversions – Chuyển đổi

Chuyển đổi được biết đến là KPI quan trọng nhất để đo lường thành công của mọi chiến dịch marketing và cần được quan tâm trong quy trình marketing. Chuyển đổi xảy ra khi có ai đó tương tác với chiến dịch của bạn bằng cách mua hàng, đăng ký dùng thử, điền vào biểu mẫu,…

Mục tiêu của chiến dịch tiếp thị nào cũng là chuyển đổi đối tượng mục tiêu thành khách hàng tiềm năng và thành khách hàng. Vậy nên đây là lý do vì sao chuyển đổi là một KPI quan trọng và cần được theo dõi liên tục, bởi nó ảnh hưởng đến kết quả của chiến dịch.

Nếu kinh doanh sản phẩm trên sàn thương mại điện tử thì chuyển đổi được tính khi trách truy cập vào web của bạn và hoàn thành mua hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng mục tiêu hoặc theo dõi chuyển đổi Google Analytics để xác định, theo dõi hiệu quả.

3. CTR – Tỷ lệ nhấp

Trong KPIs Marketing Digital, tỷ lệ nhấp CTR là số liệu mô tả tần suất những người thấy quảng cáo của bạn qua từ khóa hoặc các quảng cáo hiển thị có trả phí và họ nhấp vào quảng cáo đó. Chỉ số này như một chỉ báo hiệu suất về việc đối tượng có tương tác với quảng cáo, email,… 

Nếu CTR cao hơn có nghĩa là khách hàng đang tiến tới những giai đoạn tiếp theo khi mua hàng. Doanh nghiệp có thể dùng GG Ads để đo lường CTR hoặc dùng GG Search Console để truy cập CTR không mất phí.

Xem thêm: Mẫu KPI Cho Nhân Viên Thiết Kế Giúp Tăng Năng Suất Làm Việc

CTR là số liệu mô tả tần suất những người thấy quảng cáo của bạn
CTR là số liệu mô tả tần suất những người thấy quảng cáo của bạn

4. CPA – Chi phí chuyển đổi

Chi phí cho mỗi chuyển đổi được đo lường tại mỗi chiến dịch hoặc một kênh tiếp thị cụ thể. Nó cho thấy chi phí trung bình để có được 1 khách hàng mua hàng. Chi phí chuyển đổi rất quan trọng để đo lường khả năng sinh lời của chiến dịch nên cần được đưa vào KPIs Marketing Digital. Việc tiến hành đo lường chi phí cho mỗi chuyển đổi so với giá trị lâu dài của khách hàng là cần thiết để tính toán được lợi tức đầu tư, lợi nhuận.

Các doanh nghiệp có thể tính toán được chi phí của mỗi chuyển đổi bằng cách dùng tổng chi phí của một chiến dịch chia cho tổng số chuyển đổi họ đạt được.

5. Quảng cáo banner

Hình thức quảng cáo banner vẫn đang rất phổ biến và được dùng nhiều trong các kênh marketing online hiện nay. Tuy nhiên, không có nhiều doanh nghiệp biết cách đánh giá hiệu quả của hình thức marketing này.

Để đảm bảo chiến dịch quảng cáo banner hiệu quả và chuyên nghiệp, bạn cần quan tâm đến những yếu tố như:

  • Thuộc tính của website sẽ đặt banner, pageview, traffic như thế nào?
  • Độc giả của website có đúng đối tượng cần tiếp cận?
  • Thời gian đặt banner không được kéo dài liên tục trên 2 tuần.
  • Vị trí của banner có dễ nhìn, có đúng tầm mắt khán giả không.
  • Kích thước banner như thế nào?
  • Nội dung và các thiết kế banner cần đơn giản, ngắn gọn, lôi cuốn và kích thích khách hàng hành động.
Quảng cáo banner phổ biến trong marketing online
Quảng cáo banner phổ biến trong marketing online

6. Lượt truy cập từ Social Media

KPIs Marketing Digital cũng cần chú ý đến mức độ tương tác trên kênh quảng bá của doanh nghiệp. Bạn cần chú ý đến một vài yếu tố như truyền thông có tiếp cận được khách hàng không, có mang đến hiệu quả không, nội dung tối ưu chưa,…

Cụ thể như sau:

  • Số lượng khách hàng qua mỗi kênh.
  • Tỷ lệ chuyển đổi mỗi kênh.
  • Lượng traffic mỗi kênh.
  • Lượt xem bài viết.
  • Lượt bình luận.
  • Lượt chia sẻ trên mạng xã hội.
  • Thời gian trên trang….

7. Doanh thu

Tổng doanh thu cho toàn bộ chiến dịch Digital Marketing tính toán rất đơn giản. Nó được tính bằng cách lấy tổng giá trị các sản phẩm, dịch vụ được bán trong toàn chiến dịch. Nếu không đánh giá doanh thu, bạn không thể biết được kế hoạch Digital Marketing của mình đang như thế nào.

Mục tiêu cuối cùng khi làm marketing chính là tạo ra được lợi nhuận. Vậy nên để xem chiến dịch có mang đến lợi nhuận như kỳ vọng không thì bạn phải theo dõi doanh thu, chi phí của chiến dịch.

Đừng bỏ lỡ: Mục Tiêu Của Doanh Nghiệp – Yếu Tố Quan Trọng Không Thể Bỏ Qua

Tổng doanh thu cho toàn bộ chiến dịch Digital Marketing tính toán rất đơn giản
Tổng doanh thu cho toàn bộ chiến dịch Digital Marketing tính toán rất đơn giản

8. Giá trị lâu dài từ khách hàng

Giá trị này có thể hiểu chính là doanh thu dự kiến mà khách hàng tạo ra trong một thời gian dài. Nó xác định lợi nhuận ròng từ mỗi khách hàng có thể mang đến cho công ty. Giá trị khách hàng có thể chi phối tới sự thành công hiện tại và tương lai của sản phẩm, dịch vụ.

Nếu không hiểu rõ điều này, doanh nghiệp sẽ bị mất phương hướng, khiến bạn “bước đi trong mạo hiểm”. Để tính giá trị lâu dài của khách hàng, bạn áp dụng công thức sau:

Giá trị khách hàng = Doanh thu trung bình mỗi khách hàng x Thời gian trung bình mua hàng mỗi khách hàng trong năm x Thời gian mua hàng thực tế trung bình của một khách hàng.

Cách xây dựng KPIs Marketing Digital cho mọi doanh nghiệp

Khi xây dựng KPIs Marketing Digital, bạn hãy chú ý đến những yếu tố sau để đảm bảo bảng KPI tốt nhất, hiệu quả cao nhất.

  • Tính thực tế và khả thi

Mẫu KPIs phải được xây dựng dựa trên tình hình thực tế của phòng marketing của mỗi doanh nghiệp. Quan trọng nhất là bạn cần chú ý đến tính khả thi những KPI đã đưa ra. Nó cần phù hợp với nhân viên, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường, có như vậy thì mới dễ dàng đạt được hiệu quả cao nhất.

  • Kế hoạch lâu dài

Lên một kế hoạch marketing lâu dài chính là để đảm bảo doanh nghiệp của bạn có thể phát triển bền vững, không phải chỉ là nhất thời. Vạch ra những gì bạn muốn đạt được và đề ra những việc cần làm để đạt được mục tiêu đó là cần thiết. 

Bạn hãy đưa ra những kế hoạch từ dài hạn  đến ngắn hạn và có thể đo lường được. Điều này sẽ giúp kế hoạch Digital Marketing trở nên hiệu quả hơn.

  • Xác định phương pháp đo lường

Một bản KPIs tốt cần phải có phương pháp đo lường phù hợp. Chỉ khi đo lường bạn mới có thể biết chiến dịch của mình có đang thành công hay công. Từ đó bạn sẽ đưa ra được những định hướng phù hợp để phát triển hoặc tháo gỡ những khó khăn nếu có.

Ngoài ra, việc căn chỉnh tần suất đo lường cũng rất cần thiết. Tần suất đo lường phải phù hợp với tần suất báo cáo là tốt nhất. Nếu không việc đo lường sẽ không còn ý nghĩa.

  • Nhân viên hiểu rõ KPI

Nhân viên Digital Marketing sẽ hoạt động hiệu quả nếu như họ hiểu KPI và biết được cần làm gì để đạt được KPI đó. Bạn cần để nhân viên hiểu được họ đang hành động vì mục tiêu gì. Điều này sẽ tăng sự kết nối giữa nhân viên cùng với mục tiêu chiến lược và rút ngắn thời gian thành công.

KPIs Marketing Digital cần phải được nhân viên hiểu rõ
KPIs Marketing Digital cần phải được nhân viên hiểu rõ
  • Đánh giá, cải thiện hiệu suất

Bất kỳ kế hoạch nào cũng có sự thay đổi, đặc biệt là với kế hoạch marketing. Vậy nên bạn cần linh hoạt đưa ra kế hoạch theo đúng thời điểm, tình hình thị trường. Bạn phải theo dõi và chú ý từ thói quen, hành vi, nhu cầu khách hàng để có thể điều chỉnh theo nhu cầu của họ. 

Khi bạn hiểu được khách hàng và có kế hoạch điều chỉnh phù hợp thì sẽ tạo ra được một bản kế hoạch hoàn hảo. Do vậy, KPIs Marketing Digital cần phải chú trọng đến yếu tố cẩn trọng, năng động và linh hoạt.

Trên đây là một số chỉ tiêu cũng như cách đánh giá KPIs Marketing Digital bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Có thể nói Digital Marketing là công việc quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh, khả năng bán hàng của một công ty, vậy nên bạn cần lên kế hoạch xây dựng KPI phù hợp để nhân viên có thể phát huy hết hiệu suất làm việc của mình.

Có thể bạn quan tâm: 12 Tips Giúp Bạn Tự Tin Trong Giao Tiếp Để Thành Công Hơn

HỢP TÁC ĐỒNG HÀNH

Hành động nhỏ tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy cùng nhau hành động vì một cộng đồng Phát triển & Hạnh phúc bền vững!