Chi Tiết Công Việc Quản Lý Spa Và Những Yêu Cầu Cơ Bản Nhất

Quản lý tại các tổ chức, công ty không phải việc làm đơn giản, đòi hỏi nhiều kỹ năng và những tố chất nhất định. Đặc biệt ở tiệm spa, người quản lý cần giám sát rất nhiều đầu việc liên quan đến nhân sự, trang thiết bị máy móc, chiến lược, định hướng, khách hàng,… Tìm hiểu chi tiết các công việc quản lý spa và những yêu cầu cơ bản nhất trong bài viết dưới đây nếu bạn đang muốn làm việc tại vị trí này.

Mô tả công việc quản lý spa chi tiết

Quản lý spa là người đóng vai trò vô cùng quan trọng tại các tiệm spa. Họ chịu trách nhiệm cho tất cả các đầu việc trong spa, theo sát đội ngũ nhân viên, làm việc với khách hàng, xây dựng chiến lược kinh doanh và xử lý tất cả các vấn đề phát sinh,…. Cụ thể công việc quản lý spa được tổng hợp chi tiết bao gồm:

Quản lý spa là người đóng vai trò vô cùng quan trọng tại các tiệm spa
Quản lý spa là người đóng vai trò vô cùng quan trọng tại các tiệm spa

Xây dựng quy chế, chính sách của spa

Quản lý sẽ thay mặt chủ tiệm spa, trực tiếp xây dựng các chính sách, quy chế hoạt động cũng như những quy định trong công việc cho nhân viên. Kinh doanh spa cung cấp các dịch vụ liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp cho khách hàng nên cần đảm bảo đội ngũ nhân sự làm việc theo đúng quy trình được đề ra, tránh những vấn đề phát sinh khiến khách không hài lòng.

Các chính sách, quy định liên quan đến quy trình làm việc cho nhân viên mà người quản lý spa có thể xây dựng đó là:

  • Quy trình vận hành tại spa
  • Quy định về an toàn sản phẩm, dịch vụ, đảm bảo sức khỏe cho khách hàng.
  • Các chính sách về đội ngũ nhân sự.

Lúc này, quản lý spa cần trực tiếp theo sát tất cả quy định, chính sách đã được xây dựng và phổ biến trong spa, liên quan đến giờ làm việc, thái độ với khách hàng, đồng nghiệp, đồng phục tại spa,…đảm bảo mọi người thực hiện tốt những quy định này. Đối với trường hợp không tuân thủ, cần xử phạt để nhân viên rút kinh nghiệm hoặc làm gương cho những thành viên khác.

Xem thêm: Đồng Phục Quản Lý Spa Là Gì? Tìm Hiểu Ý Nghĩa Và Lưu Ý Khi May 

Quản lý nhân sự

Không đơn giản chỉ là đưa ra chế độ lương, thưởng, quy định xử phạt cho đội ngũ nhân viên, công việc quản lý spa còn chịu trách nhiệm theo sát quá trình làm việc của họ, hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên để hoàn thành công việc tốt nhất.

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc xây dựng được văn hóa doanh nghiệp là điều cần thiết để tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và dễ dàng đạt được hiệu quả cao. Bởi vậy người quản lý spa cần chú trọng đến vấn đề này, họ sẽ đảm nhận trách nhiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tìm cách tăng sự đoàn kết, gắn bó và nâng cao tinh thần làm việc của đội ngũ nhân sự.

Quản lý spa chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ nhân sự
Quản lý spa chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ nhân sự

Ngoài ra, vị trí này cũng thường xuyên kết hợp với bộ phận nhân sự để trực tiếp tuyển dụng, điều chuyển hay thực hiện các hoạt động liên quan đến nhân sự đảm bảo phù hợp với định hướng của cửa tiệm. Trong quá trình làm việc, nếu nhân viên có ý kiến phản hồi, quản lý spa cũng cần tiếp nhận và cân nhắc đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhất.

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng spa

Khách hàng chính là đối tượng tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho tổ chức, do đó công việc quản lý spa không thể bỏ qua hoạt động xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Sau khi đã xác định được tập khách hàng mục tiêu, quản lý cần tìm cách chăm sóc và giữ chân họ để gắn bó lâu dài với tiệm spa của mình.

Để có thể đạt được mục tiêu này, người quản lý sẽ phải thường xuyên kết nối hoặc đốc thúc nhân viên liên lạc với khách, tiếp thu ý kiến đóng góp, phản hồi từ phía khách hàng. Đồng thời cần nhanh chóng đưa ra lời giải đáp hoặc tư vấn khi khách hàng có thắc mắc, đảm bảo tăng trải nghiệm và sự hài lòng cho họ.

Ngoài ra, với vai trò là người chịu trách nhiệm trong tiệm spa, quản lý sẽ là người trực tiếp đón, chăm sóc, thậm chí thực hiện các dịch vụ cho đối tượng khách hàng VIP, cố gắng đáp ứng mọi yêu cầu khách đưa ra.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, quản lý cần có kỹ năng lắng nghe, quan sát, khả năng ghi nhớ và sự tỉ mỉ chú ý đến từng đặc điểm nhỏ của khách hàng, qua đó tìm mọi cách để thỏa mãn và lấy lòng họ.

Tìm hiểu ngay: Tham Khảo Cách Quản Lý Nhân Viên Spa Đơn Giản Và Hiệu Quả 

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng spa
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng spa

Thực hiện chiến lược marketing và bán hàng

Hoạt động marketing và bán hàng tại các spa vô cùng quan trọng. Lúc này người quản lý sẽ chịu trách nhiệm lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược marketing, bán hàng với cách chương trình PR, khuyến mãi, quảng cáo, xây dựng truyền thông thương hiệu,…

Quản lý tại các spa là người đứng đầu của những chiến dịch marketing nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh theo từng giai đoạn nhất định. Khi đó, họ cần nhanh nhạy nắm bắt được xu hướng thị trường, nhu cầu khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh và hiểu rõ điểm mạnh, yếu của tiệm spa để có thể đưa ra chiến lược phù hợp, có tính khả thi và tỷ lệ thành công cao. Đồng thời người quản lý cũng cần am hiểu về sản phẩm, dịch vụ trong spa để dễ dàng giải đáp thắc mắc, tư vấn khi khách hàng có nhu cầu, tạo ra sự khác biệt hóa để tăng khả năng cạnh tranh và tăng độ phủ sóng thương hiệu trên thị trường mục tiêu.

Đối với các chiến lược marketing thúc đẩy hành vi mua của khách hàng, quản lý spa có thể xây dựng một số chương trình khuyến mãi, ưu đãi, trải nghiệm thử dịch vụ để thúc đẩy hành vi mua của khách hàng.

Công việc quản lý spa – Đào tạo nhân viên

Để có thể trở thành người quản lý, chắc chắn spa manager phải có những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nổi bật. Vậy nên họ sẽ chịu trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn đội ngũ nhân viên trong quá trình làm việc, thực hiện dịch vụ cho khách hàng.

Ngoài nhiệm vụ đào tạo nhân viên mới về quy trình làm việc, các công việc tại spa, quản lý còn chịu trách nhiệm theo sát đội ngũ nhân sự cũ để kịp thời hỗ trợ, điều chỉnh khi nhân viên thực hiện chưa đúng kỹ thuật hoặc cần sự giúp đỡ.

Bên cạnh đó, spa manager sẽ thường xuyên tổ chức các bài đánh giá năng lực định kỳ để xác định được chất lượng công việc, kỹ năng, thái độ trong việc phục vụ khách hàng. Các buổi đào tạo cũng được diễn ra dưới sự giám sát của người quản lý nhằm giúp nhân viên nâng cao tay nghề, kiến thức để hoàn thành tốt công việc của mình.

Tham khảo: Chiến Lược Khác Biệt Hóa: Ưu Nhược Điểm Và 4 Chiến Lược Phổ Biến

Đào tạo nhân viên kỹ năng, kinh nghiệm phục vụ khách hàng
Đào tạo nhân viên kỹ năng, kinh nghiệm phục vụ khách hàng

Quản lý dụng cụ, trang thiết bị tại spa

Bên cạnh trách nhiệm quản lý con người, spa manager còn có vai trò quản lý, bảo quản các dụng cụ, trang thiết bị tại spa, không để xảy ra tình trạng hư hỏng làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành và phục vụ khách hàng.

Ngoài ra, quản lý spa cũng chịu trách nhiệm thay thế, mua mới dụng cụ, máy móc, thiết bị cho cửa tiệm của mình. Họ sẽ kết hợp cùng nhân sự ở các bộ phận khác của spa để đảm bảo an toàn vệ sinh cho các dụng cụ, không gian phục vụ khách hàng. Trong trường hợp phát sinh lỗi, người quản lý trực tiếp kết nối với bộ phận kỹ thuật để kịp thời sửa chữa, khắc phục để không làm ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của mọi người.

Báo cáo định kỳ

Một trong những công việc quản lý spa quan trọng đó là làm báo cáo định kỳ lên cấp trên. Bản báo cáo sẽ thống kê doanh thu, lợi nhuận, chi phí, những vấn đề liên quan đến nhân sự, khách hàng, xu hướng kinh doanh, tình trạng sử dụng trang thiết bị máy móc cùng những đề xuất hoạt động cho giai đoạn sau nếu có.

Quản lý spa cũng có thể đưa ra ý kiến đóng góp, tham vấn cho giám đốc về những chiến lược mới hoặc giải pháp sửa đổi, cải tiến dịch vụ, quy trình làm việc để tăng hiệu quả công việc cho nhân viên và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

Có thể bạn quan tâm: Hướng Dẫn Xây Dựng Sơ Đồ Quy Trình Bán Hàng 7 Bước Thực Hiện

Những yêu cầu cơ bản cho công việc quản lý spa

Để có thể trở thành quản lý spa và thực hiện tốt vai trò của mình không hề đơn giản vì công việc của người quản lý liên quan đến nhiều yếu tố. Khi đó bạn cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

Người quản lý cần có những kiến thức, kỹ năng chuyên môn
Người quản lý cần có những kiến thức, kỹ năng chuyên môn
  • Trau dồi những kiến thức liên quan đến làm đẹp, chăm sóc sức khỏe để phục vụ khách hàng tốt nhất và dễ dàng đào tạo, hướng dẫn đội ngũ nhân viên.
  • Có sự linh hoạt, nhanh nhạy trong việc giao tiếp với khách hàng, cấp trên và nhân viên để nhận được sự tôn trọng, tin tưởng từ những đối tượng này.
  • Luôn giữ vững tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, không lo sợ trước mọi khó khăn.
  • Có thể chịu được áp lực trong công việc và nhanh chóng đưa ra phương án giải quyết vấn đề phát sinh để đảm bảo công việc được thực hiện tốt nhất.
  • Không ngừng trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng chuyên môn thông qua việc tham gia các sự kiện chuyên ngành hoặc buổi đào tạo, hội thảo.
  • Biết cách làm chủ cảm xúc của mình, lắng nghe, thấu hiểu chia sẻ của nhân viên, khách hàng, giữ thái độ hòa nhã với mọi người.

Quản lý spa là vị trí nhiều người mơ ước, tuy nhiên lại không hề dễ dàng. Hy vọng những thông tin chia sẻ về công việc quản lý spa trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí này cũng như có kế hoạch trau dồi, rèn luyện để đạt được mong muốn trở thành quản lý tiệm spa và hoàn thành tốt vai trò của mình trong mọi môi trường, tình huống.

HỢP TÁC ĐỒNG HÀNH

Hành động nhỏ tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy cùng nhau hành động vì một cộng đồng Phát triển & Hạnh phúc bền vững!