Talent Acquisition – Xu Hướng Tuyển Dụng Trong Thời Đại Công Nghệ 4.0
Talent Acquisition (thu hút nhân tài) là gì là thắc mắc của nhiều người và nó thường bị nhầm lẫn với khái niệm Recruiter (tuyển dụng). Bài viết sau đây sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn đọc về vai trò, cách áp dụng thu hút nhân tài trong doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra sự khác biệt của nó với tuyển dụng.
Talent Acquisition là gì?
Talent Acquisition hay còn được gọi là thu hút nhân tài cho doanh nghiệp, tổ chức. Đây là một hoạt động mang tính chiến lược, đòi hỏi doanh nghiệp phải vạch ra được kế hoạch nhân sự dài hạn.
Việc này sẽ giúp xác định, xây dựng mối quan hệ, tuyển chọn những cá nhân có năng lực để đảm bảo nguồn lực chất lượng giúp đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Xem thêm: By Product Pricing Là Gì? Tìm Hiểu Các Chiến Lược Và Cách Xây Dựng
3 lợi ích của Talent Acquisition đối với doanh nghiệp
Khi tuyển dụng, Recruiter có thể bỏ qua hồ sơ của những ứng viên không phù hợp vì nhiều lý do khác nhau. Trong khi đó, Talent Acquisition sẽ vẫn tiếp cận những ứng viên này để liên hệ cho những vị trí phù hợp trong tương lai. Với kế hoạch lâu dài như vậy, doanh nghiệp có thể đạt được những lợi ích tuyệt vời như sau:
1. Có được nguồn nhân tài dồi dào
Bằng việc xây dựng được quy trình Talent Acquisition chuẩn, doanh nghiệp sẽ có trong tay những ứng viên chất lượng, luôn được cập nhật và bổ sung theo thời gian. Vì vậy, phía công ty sẽ hiếm khi rơi vào tình trạng áp lực trong việc tuyển chọn, tìm kiếm nhân tài. Đặc biệt, các Talent Acquisition còn có thể tìm kiếm, chọn lọc và cân nhắc những ứng viên thực sự phù hợp.
2. Nâng cao khả năng cạnh tranh
Không chỉ mang đến khả năng cạnh tranh với những công ty khác trên thị trường, thu hút nhân tài sẽ còn mang đến sự học hỏi, cạnh tranh tích cực ở trong chính doanh nghiệp. Những nhân tài trong cùng tổ chức sẽ dễ dàng hòa nhập, hiểu ý nhau và gia tăng khả năng làm việc nhóm.
3. Giảm chi phí tuyển dụng
Thay vì mất quá nhiều thời gian và chi phí đối với mỗi nhân sự không thích hợp, đầu tư vào các quảng cáo tuyển dụng không hiệu quả,… thì bạn có thể phân loại, sàng lọc ứng viên nếu có chiến lược Talent Acquisition đúng đắn. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều thời gian, giảm thiểu chi phí tuyển dụng, đồng thời nâng cao chất lượng ứng viên.
5 nhiệm vụ chính khi thực hiện Talent Acquisition
Xây dựng Talent Acquisition không phải công việc đơn giản. Khi thực hiện, người chịu trách nhiệm cần thực hiện 5 nhiệm vụ chính sau đây:
1. Hoạch định chiến lược
Nếu như tuyển dụng truyền thống chỉ tập trung vào việc lấp đầy vị trí đang còn trống thì Talent Acquisition sẽ tập trung xây dựng một phễu ứng viên tiềm năng. Vậy nên khi thực hiện thu hút nhân tài, bạn cần thiết lập chiến lược phù hợp giúp tìm kiếm, quản lý và tập hợp dữ liệu ứng viên.
2. Phân định nguồn lực
Để việc thu hút nhân tài hiệu quả, bạn phải hiểu được vai trò, vị trí cũng như năng lực kinh nghiệm cần thiết với từng khía cạnh hoạt động, vận hành doanh nghiệp. Với các công ty lớn, điều này đòi hỏi bạn phải hiểu hàng trăm vị khác nhau. Điều này không giống như khi tuyển dụng thông thường – bạn chỉ cần biết mô tả công việc cho 1 vị trí nhất định.
3. Xây dựng thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp, tổ chức
Xây dựng được thương hiệu tuyển dụng là công việc không thể thiếu của người làm Talent Acquisition. Nó bao gồm việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, quảng bá hình ảnh tới ứng viên qua nhiều hình thức, nhiều kênh truyền thông,…
Thương hiệu tuyển dụng tốt sẽ giúp thúc đẩy vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, thu hút thêm những ứng viên chất lượng. Từ đó mang lại cho ứng viên cái nhìn rõ nhất về phong cách làm việc tại tổ chức.
4. Tạo quan hệ với ứng viên
Khi làm Talent Acquisition, bạn cần nâng cao trải nghiệm của ứng viên, quản lý cộng đồng, giữ liên hệ với những ứng viên chưa phù hợp. Nếu như công việc tuyển dụng chỉ tập trung vào việc lựa chọn thì thu hút nhân tài sẽ không giới hạn trong tìm kiếm. Vậy nên bạn hãy giữ mối quan hệ với những ứng viên sở hữu năng lực phù hợp và liên hệ với họ trong tương lai.
Đừng bỏ lỡ: Servant Leadership Là Gì? Kỹ Năng Này Có Lợi Ích Gì Trong Quản Lý?
5. Đo lường và dự đoán
Dữ liệu là công cụ cần thiết trong quá trình tuyển dụng, tìm kiếm, thu hút nhân tài. Dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp chỉ ra được những thành công hay thiếu sót và chỉ dẫn hướng đi đúng đắn.
Để làm được điều này, người làm Talent Acquisition cần có kỹ năng thu thập, quản lý, phân tích dữ liệu càng nhiều càng tốt.
Điểm khác biệt của Talent Acquisition và Recruitment
Nhiều người vẫn nhầm lẫn Recruitment và Talent Acquisition là giống nhau, đều là tìm kiếm nhân sự. Thực tế 2 khái niệm này có nhiều điểm khác biệt, đặc biệt là ở thời gian và chiến lược. Cụ thể như sau:
- Về thời gian: Thay vì cố gắng tìm ứng viên càng sớm càng tốt, Talent Acquisition tập trung vào việc tạo nguồn ứng viên lâu dài. Trong khi đó, Recruitment chủ yếu tìm kiếm những ứng viên có thể lấp đầy chỗ trống ngay lập tức.
- Chiến lược tuyển dụng: Chiến lược của tuyển dụng là quy trình tuyến tính còn thu hút nhân tài sẽ dựa theo quy trình tuần hoàn liên tục. Quy trình dài hơi của Talent Acquisition giúp doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô và duy trì nguồn nhân tài bền vững.
- Yêu cầu công việc: Tuyển dụng sẽ phần lớn dựa theo thông tin có trong CV ứng viên để tuyển chọn. Nhưng thu hút nhân tài sẽ cần phân tích, dự đoán xu hướng, yêu cầu công việc cao hơn.
- Về kiến thức nguồn lực: Không giống Recruiter, chuyên viên Talent Acquisition cần xác định được hoạt động bên trong công ty, biết được kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực của mỗi vị trí yêu cầu để đưa ra lộ trình phát triển cho ứng viên.
- Định vị thương hiệu: Talent Acquisition còn tập trung vào hình ảnh, văn hóa công ty, tạo danh tiếng tốt trên sản phẩm, dịch vụ. Trong khi đó, tuyển dụng chỉ tập trung duy nhất vào mảng tuyển dụng thay vì phát triển hình ảnh công ty.
- Quy trình quản lý nhân tài: Sau khi tuyển dụng, người làm Talent Acquisition còn phải tiếp tục thực hiện những công việc giúp ứng viên làm quen văn hóa công ty, mở rộng thêm quan hệ với ứng viên tại doanh nghiệp của mình.
- Duy trì quan hệ ứng viên: Xây dựng nhân tài cần đi kèm với việc duy trì và phát triển nó. Nhưng tuyển dụng thì không như vậy, xong khi tuyển dụng thành công, người tuyển dụng sẽ coi như “hết nhiệm vụ”.
Thông tin hữu ích: Mục Tiêu Kinh Doanh Là Gì? 6 Bước Xác Định Cho Mọi Doanh Nghiệp
Hướng dẫn áp dụng Talent Acquisition tại doanh nghiệp
Không phải doanh nghiệp nào cũng phù hợp để xây dựng đội nhóm Talent Acquisition. Vậy nên để đạt được những hiệu quả, lợi ích tuyệt vời khi thu hút nhân tài bạn cần chú ý:
1. Nâng cao thương hiệu
Nếu như muốn tạo mối quan hệ tốt đẹp với các ứng viên tiềm năng, bạn cần đảm bảo họ có thiện cảm, biết đến doanh nghiệp của mình. Lúc này, việc xây dựng một website tuyển dụng, một kênh truyền thông về tuyển dụng trên mạng xã hội là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp tăng hình ảnh của công ty và giúp ứng viên biết nhiều hơn về doanh nghiệp.
2. Tạo nguồn ứng viên
Người làm Talent Acquisition cần chủ động tìm kiếm ứng viên thông qua mạng xã hội, bạn bè, người thân,… Thống kê cho thấy có đến 99% người lao động dùng Facebook và 50% nhân sự chất lượng cao dùng Linkedin. Vậy nên bạn có thể dùng những kênh này để tạo mối quan hệ tốt đẹp với họ. Ngoài ra, những hội thảo, sự kiện networking cũng là nơi để bạn tìm được ứng viên sáng giá.
Việc tạo nguồn ứng viên cần được thực hiện đều đặn mỗi tuần và dành nhiều thời gian cho nó. Chỉ khi bạn thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ, nâng cao được vị thế trong cộng đồng ứng viên thì sẽ thu hút được nhiều nhân tài.
3. Quản lý dữ liệu khoa học
Dữ liệu của ứng viên chính là chìa khóa của người làm Talent Acquisition. Càng nhiều dữ liệu thì sẽ chứng tỏ công việc của bạn càng hiệu quả. Khi thực hiện thu hút nhân tài tại doanh nghiệp bạn phải trả lời được câu hỏi: Liệu dữ liệu bạn sẽ thu thập ứng viên từ những nguồn nào và theo dõi họ ra sao. Nếu chưa có nhiều thì bạn có thể quản lý bằng Excel nhưng nếu có nhiều dữ liệu thì cần một giải pháp khác tối ưu hơn.
Trên đây là thông tin chi tiết về Talent Acquisition – một giải pháp thu hút nhân tài đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Có thể nói, việc thực hiện Talent Acquisition không phải đơn giản và nó đòi hỏi một chiến lược dài hơn và công ty phải có đủ ngân sách để thực hiện việc này. Tuy nó không giúp bạn thấy được lợi ích trước mắt nhưng chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được đội ngũ nhân sự tuyệt vời.
Tìm hiểu ngay: Quy Trình Marketing Chuẩn 5 Bước Cho Mọi Ngành Nghề, Lĩnh Vực