By Product Pricing Là Gì? Tìm Hiểu Các Chiến Lược Và Cách Xây Dựng

Kinh doanh thời đại 4.0 chắc hẳn bạn đã nghe nói đến khái niệm “By Product Pricing”. Vậy By Product Pricing là gì, nó có ý nghĩa như thế nào đối với các ông chủ? Cùng tìm hiểu về thuật ngữ này trong doanh nghiệp để hiểu rõ hơn để biết cách lên chiến lược định giá phù hợp nhất.

By Product Pricing là gì?

Nếu bạn chưa biết  thì những nội dung sau rất quan trọng. Trong kinh doanh, thuật ngữ này được dùng để chỉ chiến lược định giá sản phẩm, dịch vụ, gần giống như Pricing Strategy. Tức là vạch ra phương hướng về giá để hướng đến các mục tiêu marketing như gia tăng thị phần, tối đa lợi nhuận hay tăng doanh số bán hàng. Việc định giá sản phẩm phải hợp lý trong mọi thời điểm thì hiệu quả kinh doanh mới được tối ưu.

By Product Pricing là gì
By Product Pricing là gì

Người xây dựng By Product Pricing có vai trò:

  • Vạch ra phương hướng xây dựng giá thành sản phẩm, dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu marketing đặt ra.
  • Tạo chiến lược giá nhằm đưa sản phẩm thâm nhập thị trường, thu hút người tiêu dùng.
  • Mang đến phương pháp để doanh nghiệp xây dựng mức giá cụ thể cho một sản phẩm.
  • Quyết định hoạch định định giá Markup Pricing hay Break Even Point Pricing… (điều chỉnh tăng giá hay chiến lược định giá hòa vốn).

Các chiến lược By Product Pricing cụ thể là gì?

Khi tìm hiểu By Product Pricing là gì, nhiều bạn cũng đặt vấn đề thực tế có bao nhiêu chiến lược giá trong marketing? Câu trả lời là trong cộng đồng doanh nghiệp luôn tồn tại vô số chiến lược định giá. Mỗi người lại có một cách áp dụng và triển khai chiến lược giá khác nhau. Vì vậy, sẽ rất phiến diện nếu bạn đưa ra một con số chính xác về phương pháp By Product Pricing.

Tuy nhiên, để trả lời những phương pháp phổ biến trong By Product Pricing là gì, chúng ta có thể kể đến những chiến lược sau:

Các chiến lược định giá cho nhóm sản phẩm, dịch vụ mới

Phân nhóm sản phẩm để xác định cụ thể phương pháp By Product Pricing là gì rất quan trọng. Bởi lẽ, mỗi mặt hàng, dịch vụ có mức độ tiêu thụ khác nhau. Trong mục tiêu của doanh nghiệp ở từng thời điểm cũng có nhóm hàng được ưu tiên đẩy mạnh marketing trước, nhóm hàng có thể không cần chú trọng nhiều. Vậy, với sản phẩm dịch vụ mới, để mặt hàng của doanh nghiệp có thể thâm nhập thị trường tốt nhất, bạn nên xây dựng By Product Pricing là gì?

1. Chiến lược Market Skimming Pricing (hớt váng sữa)

Chiến lược này được hiểu là phương pháp “hớt váng sữa”. Nguyên tắc của nó là khi sản phẩm, dịch vụ vừa được ra mắt thị trường, doanh nghiệp sẽ hoạch định giá cho nó ở mức cao nhất nhằm tối đa lợi nhuận từ khách hàng. Kế hoạch này nhằm thu về lợi nhuận lớn, từ đó giúp doanh nghiệp quay đầu vốn nhanh chóng để tiếp tục chi tiêu, phục vụ việc sản xuất mặt hàng đó.

Mục tiêu của Market Skimming Pricing là tìm đến nhóm khách hàng nhỏ. Mặc dù số lượng bán ra không nhiều nhưng lợi nhuận mang về là cực lớn.

Mục tiêu của chiến lược hớt váng sữa là thu về lợi nhuận cao nhất
Mục tiêu của chiến lược hớt váng sữa là bán hàng với giá cao nhất

Đây là phương pháp By Product Pricing được áp dụng nhiều đối với các sản phẩm có chu kỳ sống ngắn, đặc biệt là nhóm hàng công nghệ.

2. Chiến lược Market Penetration Pricing (giá thâm nhập thị trường)

Nguyên lý của chiến lược này hoàn toàn trái ngược với chiến lược hớt váng sữa. Doanh nghiệp sẽ đưa ra mức giá thấp nhất có thể chấp nhận được khi tung sản phẩm mới ra thị trường. Mục tiêu của phương pháp By Product Pricing này là gì? Họ mong muốn chiếm thị phần càng nhiều càng tốt.

Do đó, trong thời gian thực hiện chiến lược, họ thậm chí sẵn sàng chịu lỗ để hoàn thành mục tiêu. Sau đó, giá sản phẩm sẽ được điều chỉnh lại để giúp doanh nghiệp có lãi.

Market Penetration Pricing phù hợp với những mặt hàng thuộc nhóm tiêu dùng phổ thông như là đồ gia dụng, thực phẩm… Vòng đời của sản phẩm dài và nhu cầu của thị trường luôn tăng.

Chiến lược định giá danh mục sản phẩm

Đối với danh mục sản phẩm, cách tốt nhất để By Product Pricing là gì? Doanh nghiệp thường lựa chọn các chiến lược sau:

1. Product Line Pricing (xây dựng giá theo dòng sản phẩm)

Đây là cách doanh nghiệp tùy biến một sản phẩm gốc thành nhiều phiên bản khác nhau nhằm giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Mức giá của từng phiên bản sẽ chênh lệch từ thấp đến cao. Trong đó, nhóm các phiên bản (dòng sản phẩm) được gọi chung là Product Line. Người ta căn cứ vào giá trị tăng dần của sản phẩm để định mức và tăng giá sản phẩm tương ứng.

2. Optional Product Pricing (chiến lược giá sản phẩm tùy chọn đi kèm)

Đây là chiến lược giá tùy chọn nhắm vào sản phẩm phụ đi kèm không bắt buộc. Theo đó, nó được cung cấp với mức giá thấp hơn bình thường nếu khách hàng mua sản phẩm chính. Mục tiêu của phương thức By Product Pricing này là đẩy mạnh thanh lý hàng tồn kho (là những sản phẩm đi kèm tùy chọn).

Xem thêm: Onboarding Là Gì? Quy Trình Onboarding Hiệu Quả Cho Nhân Viên Mới

Optional Product Pricing luôn bán hàng kèm theo một sản phẩm phụ
Optional Product Pricing là cách bán hàng kèm theo một sản phẩm phụ để giải quyết tồn kho

3. Captive product pricing (giá sản phẩm đi kèm bắt buộc)

Người bán sẽ xây dựng giá cho nhóm sản phẩm chính và phụ được cung cấp cùng với nhau. Đây là nhóm mặt hàng người mua bắt buộc phải sử dụng kèm theo sản phẩm phụ mới phát huy hết công dụng của sản phẩm chính.

4. Combo Pricing (giá combo)

Combo pricing là chiến lược thường áp dụng ở một số doanh nghiệp hoặc cửa hàng bán lẻ, đơn vị kinh doanh dịch vụ có các sản phẩm có thể kết hợp với nhau tạo thành gói. Theo đó, họ sẽ xây dựng khung giá combo sao cho tổng giá niêm yết thấp hơn giá từng sản phẩm trong đó nhưng doanh nghiệp vẫn có lãi.

Combo pricing thường áp dụng ở đơn vị bán lẻ
Combo pricing thường áp dụng ở đơn vị bán lẻ

By Product Pricing là gì – chiến thuật hiệu chỉnh giá

Hiệu chỉnh giá là chiến lược khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn để xây dựng bài toán kinh doanh hiệu quả. Trong đó phải kể đến:

1. Psychological Pricing (giá tâm lý)

Không ít doanh nghiệp định giá sản phẩm, dịch vụ của mình cao hơn giá mặt hàng tương tự của đối thủ. Nguyên nhân của việc này có rất nhiều, trong đó không loại trừ khả năng họ dùng chiến thuật đánh vào tâm lý khách hàng. Sự thật, nhiều người mua có suy nghĩ “tiền nào của nấy” nên tin rằng sản phẩm của người bán phải chất lượng hơn các đối thủ. Thế nhưng thực tế giá sản phẩm được đẩy lên cao không phải do giá trị của sản phẩm.

2. Segmented Pricing (giá phân khúc)

Ngày nay, nhiều người định giá sản phẩm, dịch vụ của họ theo nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên mặt hàng của họ không thay đổi, chỉ có đối tượng khách hàng thuộc các nhóm khác nhau. Chẳng hạn như rạp chiếu phim thường áp dụng giá vé thấp cho đối tượng học sinh sinh viên, vé xe bus của lao động tự do sẽ cao hơn vé dành cho người già, trẻ nhỏ…

3. Promotional Pricing (giá khuyến mãi)

Chiến thuật này thường được áp dụng trong những dịp đặc biệt như lễ, tết, sự kiện lớn… Thời gian triển khai chương trình khuyến mãi ngắn nên nó còn được gọi với thuật ngữ là “flash sales”. Theo đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng mức giá thấp đối với một số mặt hàng cần bán ra với số lượng lớn. Mục tiêu của họ là mang về doanh thu lớn trong thời gian ngắn và bán đi càng nhiều càng tốt.

Tìm hiểu thêm: Gross Salary Là Gì? Cách Tính Lương Gross Để Không Bị Thiệt

Chiến lược Promotional Pricing được áp dụng trong các dịp lễ đặc biệt
Chiến lược Promotional Pricing được áp dụng trong các dịp lễ đặc biệt

4. Credit Term Pricing (giá trả sau)

Trong thời kỳ kinh tế đang phát triển như ngày nay, kinh doanh bằng hình thức trả sau, trả góp đang trở thành xu hướng. Không ít doanh nghiệp áp dụng hình thức mua bán này để kích hoạt cung cầu. Nhóm khách hàng lựa chọn mua trả sau, trả góp thường đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm nhưng chưa có đủ khả năng tài chính hoặc cần trì hoãn thời gian thanh toán của mình. Chẳng hạn như sinh viên muốn mua máy tính trả góp, các cặp vợ chồng trẻ đi làm ăn xa cần mua nhà trả góp…

Cách xây dựng chiến lược By Product Pricing hợp lý là gì?

Có thể thấy rằng, trong kinh doanh, có quá nhiều cách để By Product Pricing mặt hàng, dịch vụ. Câu hỏi đặt ra là cần xây dựng chiến lược giá ra sao, áp dụng với sản phẩm gì, tại thời điểm như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất. Theo các chuyên gia kinh tế, lựa chọn chiến lược By Product Pricing là gì cần dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm cả chủ quan và khách quan.

Xây dựng chiến lược By Product Pricing như thế nào mới hợp lý?
Xây dựng chiến lược By Product Pricing như thế nào mới hợp lý?

Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên cân nhắc đến các yếu tố sau đây:

  • Xác định mục tiêu của doanh nghiệp đối với sản phẩm, dịch vụ cần định giá trong thời điểm áp dụng. Bạn muốn mở rộng thị trường hơn là tối đa lợi nhuận hay cần cân bằng giữa hai yếu tố?
  • Xác định khả năng tài chính của nhóm khách hàng sẽ mua sản phẩm là bao nhiêu. Tức là đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn, khách hàng sẽ trả tối thiểu và tối đa bao nhiêu tiền.
  • Xác định đúng khả năng tài chính doanh nghiệp của bạn có thể đáp ứng. Cụ thể, nếu giảm giá mặt hàng đến mức lỗ thì có thể gánh chịu lỗ trong bao lâu. Những cổ đông, nhà đầu tư của bạn có sẵn sàng tiếp tục rót vốn cho bạn hay không?
  • Làm rõ tính giai đoạn trong chu kỳ sản phẩm được định giá. Thời gian hiện tại, mặt hàng đó đang thâm nhập thị trường, tăng trưởng hay bão hòa, suy thoái?
  • Định vị sản phẩm của mình nằm ở vị trí như thế nào so với đối thủ.
  • Xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, có bao nhiêu đơn vị cũng đang cung cấp sản phẩm tương tự nhằm thỏa mãn nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới.

Đó là những vấn đề cốt lõi doanh nghiệp cần xem xét khi xây dựng chiến lược định giá. Nó quyết định đến 70% khả năng thành công của By Product Pricing. 30% còn lại phụ thuộc vào các yếu tố như sự thay đổi của tình hình chính trị, xã hội, công nghệ, dân số…

Tóm lại, By Product Pricing là gì? Đó chính là chiến lược định giá đối với một hoặc một nhóm sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng ra thị trường trong khoảng thời gian nhất định. Người làm marketing cần hiểu rõ xu hướng, thực trạng của thị trường để lựa chọn, xây dựng phương pháp định giá phù hợp nhất.

HỢP TÁC ĐỒNG HÀNH

Hành động nhỏ tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy cùng nhau hành động vì một cộng đồng Phát triển & Hạnh phúc bền vững!