Mô Tả Công Việc Kế Toán Doanh Nghiệp Đầy Đủ Và Chi Tiết Nhất
Kế toán là ngành học được nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay và công việc kế toán cũng rất cần thiết trong mỗi doanh nghiệp. Vậy làm kế toán là làm những công việc gì, mức lương thưởng, đãi ngộ ra sao? Bài viết sau đây sẽ mô tả công việc kế toán chi tiết và đầy đủ nhất.
Mô tả công việc kế toán
Nhân viên kế toán là một vị trí quan trọng, phổ biến và nhu cầu lớn bởi doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần ít nhất một kế toán. Nghề này cũng không bị lỗi thời, mang đến mức thu nhập khá cho người lao động.
Kế toán có nhiệm vụ ghi chép, theo dõi các sổ kế toán, báo cáo tài chính, thực hiện hạch toán,… Nhiều người đánh giá đây là công việc phức tạp, đòi hỏi khả năng chịu áp lực cao vì thường xuyên phải làm với các con số. Vậy chi tiết mô tả công việc kế toán như thế nào?
Xem thêm
- Số Hóa Doanh Nghiệp Là Gì? Lợi Ích Đối Với Sự Phát Triển Của Tổ Chức
1. Quản lý khoản thu
Một trong những công việc hàng đầu của nhân viên kế toán là thực hiện quản lý các khoản thu chi trong doanh nghiệp.
- Thực hiện thu tiền của các cổ đông, khách hàng, tiến hành thu hồi công nợ, nhận thu tiền của thu ngân mỗi ngày.
- Theo dõi các khoản thanh toán từ khách hàng qua thẻ hoặc các phương tiện thanh toán khác.
- Theo dõi tình trạng công nợ của các cổ đông, khách hàng, nhân viên, tiến hành đôn đốc thu hồi nợ.
- Theo dõi dòng tiền gửi ngân hàng của công ty, tổ chức.
- Quản lý và xác minh tính hợp pháp của các loại giấy tờ, chứng từ thu – chi.
2. Quản lý khoản chi
Các khoản chi trong một doanh nghiệp cũng cần được ghi chép đầy đủ để theo dõi tình hình kinh doanh của công ty. Kế toán phải thực hiện quản lý thu chi cho doanh nghiệp theo từng đặc thù của mỗi công ty.
- Lên kế hoạch thanh toán công nợ với nhà cung cấp theo định kỳ mỗi tháng, mỗi quý,…
- Trực tiếp tham gia vào việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán tiền mặt, ngân hàng cho nhà cung cấp như: Đối chiếu công nợ, nhận hóa đơn, lập phiếu chi, xem xét thanh toán,…
- Thực hiện các nhiệm vụ chi nội bộ như thanh toán lương, thưởng, thanh toán tạm ứng, các khoản phụ cấp,…
3. Theo dõi, quản lý quỹ tiền mặt
Bất kỳ công ty nào cũng cần có quỹ tiền mặt thể thực hiện các khoản chi. Bảng mô tả công việc kế toán cũng có những nhiệm vụ liên quan đến quản lý quỹ tiền mặt như:
- Kết hợp với thủ quỹ công ty để thực hiện các nghiệp vụ thu chi theo quy định.
- In báo cáo tồn quỹ, rút tiền mặt theo yêu cầu từ giám đốc.
- Đối chiếu và kiểm tra tồn quỹ cuối ngày, cuối tháng với thủ quỹ.
4. Các công việc khác
Ngoài những nhiệm vụ kể trên, nhân viên kế toán còn phải thực hiện những công việc sau đây:
- Theo dõi và báo cáo các khoản thu, khoản chi trong doanh nghiệp.
- Lập các báo cáo, in chứng từ và sổ sách liên quan để trình cấp trên theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất.
- Báo cáo tình hình công nợ với khách hàng, nhà cung cấp cho ban giám đốc.
- Kế toán cần thực hiện đối chiếu công nợ với khách hàng, nhà cung cấp.
- Giải trình số liệu liên quan theo yêu cầu của giám đốc, lãnh đạo.
- Thực hiện những nhiệm vụ liên quan theo hướng dẫn, yêu cầu của cấp trên.
Yêu cầu đối với công việc kế toán trong doanh nghiệp
Để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ theo đúng mô tả công việc kế toán, nhân viên cần có những kỹ năng, phẩm chất như sau.
1. Nắm vững kiến thức chuyên môn
Nhân viên kế toán phải nắm vững các yêu cầu cơ bản, các kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ kế toán. Bạn cần biết về nguyên lý kế toán, kế toán công nợ, kế toán bán hàng, các nghiệp vụ liên quan đến thuế, thông tư, luật, quy định liên quan. Điều này có nghĩa là bạn cần tốt nghiệp chuyên ngành kế toán tại các trường đại học, cao đẳng. Kinh nghiệm có thể chưa nhiều nhưng cần biết những kiến thức căn bản để thao tác và hạch toán.
Đừng bỏ lỡ
- Mô Hình Kinh Doanh Canvas – Chìa Khóa Thành Công Cho Doanh Nghiệp
2. Kỹ năng nghề nghiệp
Những kỹ năng liên quan đến công việc mình đang làm là rất cần thiết để nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp. Những kỹ năng này giúp bạn thực hiện tốt các nhiệm vụ, đồng thời đáp ứng những yêu cầu về mục tiêu của doanh nghiệp. Một số yêu cầu cần có để có thể thực hiện tốt các công việc kế toán gồm:
- Sử dụng được phần mềm kế toán: Nghề kế toán yêu cầu bạn phải xử lý các con số chính xác tuyệt đối và có nhiều phần mềm hỗ trợ ra đời, bạn cần hiểu những tính năng của phần mềm và sử dụng thành thạo, hỗ trợ công việc.
- Thành thạo tin học văn phòng: Tin học văn phòng hỗ trợ bạn thực hiện các báo cáo tài chính nên cần dùng được Excel, Word,…
- Tiếng Anh cơ bản: Nhiều công ty hiện nay yêu cầu nhân viên kế toán phải có trình độ tiếng Anh cơ bản, đây cũng là một kỹ năng mà bạn nên có nếu muốn có những bước tiến trong công việc.
- Khả năng phân tích, tư duy: Những con số trong kế toán đòi hỏi bạn cần có tư duy logic, khả năng phân tích dữ liệu để có thể xử lý khoa học, chính xác.
- Có thể chịu áp lực công việc: Công việc kế toán phải chịu nhiều áp lực về thời gian cũng như sức lực, bạn cần rèn bản thân chịu được những áp lực đó để quen nhịp độ công việc.
- Khả năng giao tiếp: Tuy không phải làm việc cùng nhiều người nhưng bạn cần có kỹ năng giao tiếp để trao đổi công việc với kế toán trưởng, ngân hàng, giám đốc,…
3. Phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp
Nhân viên kế toán phải chịu trách nhiệm về mặt tài chính, đóng vai trò trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến tiền bạc, tránh những cám dỗ, tuyệt đối trung thực. Hãy để những người trong công ty tin tưởng vào bạn.
Bên cạnh đó, sự tỉ mỉ, chính xác, tính trách nhiệm cao và ký luật cũng là phẩm chất nhân viên kế toán cần có. Nếu giữ được những phẩm chất này thì chắc chắn bạn có thể giúp doanh nghiệp tiến xa, bản thân cũng sẽ phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp.
4. Yêu cầu về quan hệ
Trong bản mô tả công việc kế toán cũng sẽ có phần về yêu cầu các mối quan hệ trong công ty với vị trí mình đang đảm nhiệm. Mặc dù không thường xuyên phải giao tiếp, đàm phán, tuy nhiên việc xây dựng được mối quan hệ tối giữa các phòng ban sẽ giúp công việc được thực hiện trơn tru, dễ dàng hơn, đặc biệt là vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
- Quan hệ nội bộ: Kế toán sẽ cần có quan hệ tốt với những nhân viên, phòng ban trong công ty như: Nhân viên mua hàng, bộ phận nhân sự,…. để dễ dàng giải quyết những công việc phát sinh.
- Quan hệ với bên ngoài: Một số tổ chức , cơ quan mà bạn cần làm việc là cục thuế, ngân hàng. Hãy xây dựng mối quan hệ tốt với những cơ quan này để thuận lợi hơn trong công việc.
Mức lương, quyền lợi được hưởng với công việc nhân viên kế toán
Mức lương là điều mà mọi người đều mong muốn khi đi làm. Với nhân viên kế toán trong doanh nghiệp, mức lương sẽ giao động từ 8 – 12 triệu, tùy thuộc theo những công việc mà nhân viên phải thực hiện, yêu cầu của công ty hoặc quy mô của một doanh nghiệp. Theo khảo sát, nhân viên kế toán sẽ nhận mức lương trung bình là 10 triệu đồng.
Bên cạnh đó, nhân viên kế toán cũng sẽ được hưởng những quyền lợi như sau:
- Toàn bộ các phúc lợi dành cho người lao động theo quy định của pháp luật như: BHYT, BHXH, BHTN, các khoản thưởng lễ, thưởng tết, sinh nhật, hiếu hỉ, du lịch hàng năm.
- Mức thưởng sẽ khác nhau tùy theo tình hình thực tế của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhân viên có thể được thưởng tùy theo kết quả kinh doanh từng tháng, quý.
- Nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ được hướng dẫn chi tiết để thực hiện nhiệm vụ dễ dàng hơn.
- Có thể được tham gia các khóa đào tạo giúp nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, một số công ty có thể gửi bạn đến những trường đại học, lớp đào tạo để nâng cao nghiệp vụ, tăng cường thêm các kỹ năng phục vụ công việc.
- Bạn có cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, với người giỏi và có thể được làm việc cùng các đối tác nước ngoài để nâng cao trình độ, sự hiểu biết, tích lũy thêm nhiều kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết trong công việc và cuộc sống.
- Nghề kế toán cũng có nhiều cơ hội để bạn thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong doanh nghiệp, góp phần tăng thu nhập.
Đừng bỏ qua
- Quản Trị Trải Nghiệm Khách Hàng Có Lợi Ích Gì, Thực Hiện Ra Sao?
Trên đây là chi tiết mô tả công việc kế toán cũng như các yêu cầu công việc, đãi ngộ, quyền lợi dành cho người lao động. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghề kế toán và có thể tìm được công việc phù hợp với trình độ của bản thân cùng mức lương, mức đãi ngộ phù hợp nhất.