Marketing Mix Là Gì Và Các Mô Hình Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Trong một thập kỷ trở lại đây, các hoạt động tiếp thị sản phẩm ngày càng trở nên phổ biến, xuất hiện trên các kênh truyền thông khác nhau. Do đó, thuật ngữ “marketing mix” cũng được nhắc đến nhiều hơn. Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu marketing mix là gì và phân tích những mô hình phổ biến nhất hiện nay.

Marketing mix là gì? Lịch sử hình thành

Marketing mix hay marketing hỗn hợp là hoạt động quảng bá sản phẩm trên thị trường bằng các công cụ tiếp thị. Thuật ngữ marketing mix chỉ mô hình 4P cơ bản gồm: Product (sản phẩm), price (giá cả), place (phân phối), promotion (xúc tiến). Từ mô hình 4P cơ bản, các doanh nghiệp dần sáng tạo ra các mô hình 7P, 4C nhằm tăng cơ hội tiếp cận khách hàng hơn.
Thuật ngữ marketing mix đã tồn tại trên thế giới được hơn 70 năm. Đến năm 1960, mô hình 4P ra đời nhờ đề xuất của một chuyên gia marketing của Mỹ. Dựa vào cốt lõi cơ bản của mô hình này, năm 1981, hai chuyên gia marketing là Bernard Booms và Mary Bitner đề xuất phát triển mô hình 7P.

Khái niệm Marketing mix là gì
Khái niệm Marketing mix là gì

Vai trò cụ thể của marketing mix là gì?

Có thể nói marketing mix như là sợi dây kết nối mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp doanh nghiệp thấu hiểu tâm lý, mong muốn của khách hàng nhiều hơn. Ngoài ra, hình thức này còn mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng và xã hội.

Vai trò của marketing mix với đối với doanh nghiệp

Một mô hình marketing mix nhìn chung bao gồm: Lên ý tưởng tiếp thị, ý tưởng sản phẩm cho đến những hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Trước hết, marketing mix biến các hoạt động phân tích, đánh giá của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, từ đó trả lời các câu hỏi về sản phẩm, giá cả, cách tiếp thị đưa sản phẩm đến khách hàng. Nếu mọi vấn đề này được giải quyết, doanh nghiệp sẽ thu về được lợi nhuận tối đa.

Vai trò của marketing mix với đối tượng khách hàng

Cốt lõi cơ bản nhất của mô hình marketing mix chính là hướng đến khách hàng, vì thế vai trò nó mang lại cho đối tượng này là không hề nhỏ. Marketing hỗn hợp luôn thấu hiểu nhu cầu của khách hàng dựa vào việc thu thập ý kiến, đề xuất từ khách hàng.

Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, thậm chí đủ sức cạnh tranh với các đối thủ luôn phải nâng cấp sản phẩm không ngừng, đề cao lợi ích của người dùng. Khách hàng chỉ thấy xứng đáng khi họ bỏ ra một khoản tiền mua sản phẩm nhưng lại nhận được giá trị nhiều hơn thế. Nhờ marketing mix, khách hàng được lắng nghe nhiều hơn, liên tục nhận được những lợi ích đi kèm với dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra.

Xem thêm: Inbound Marketing Là Gì? Ưu Điểm Và Các Giai Đoạn Quan Trọng

Vai trò của marketing mix đối với toàn xã hội

Mỗi mô hình marketing mix có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội của toàn quốc gia, thậm chí là toàn cầu. Các tập đoàn lớn như Coca – Cola, Nestle khi phát động các chiến dịch truyền thông sản phẩm thường kèm theo ý nghĩa, thông điệp tái chế, bình đẳng giới, đoàn kết dân tộc hay tình yêu gia đình.

Những thông điệp đó lan tỏa, truyền cảm hứng tới mọi người dù ở đất nước nào, da vàng hay da trắng, khiến cho xã hội văn minh, phát triển hơn. Bên cạnh đó, những chiến dịch quảng bá này cũng giúp thương hiệu được nâng cao giá trị, có cơ hội xuất khẩu hàng sang các nước khác.

Marketing mix giúp doanh nghiệp phân tích, đánh giá số liệu
Marketing mix giúp doanh nghiệp phân tích, đánh giá số liệu

Tìm hiểu các mô hình marketing mix phổ biến hiện nay

Các mô hình marketing mix đã và đang góp phần không nhỏ cho sự phát triển của doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi đi phân tích bản chất của những mô hình này.

Marketing mix 4P

Mô hình marketing mix 4P có thể coi là mô hình cơ bản và được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất.

Product (Sản phẩm)

Product có thể là một sản phẩm chạm, sờ, nắm được hoặc dịch vụ không nhìn thấy được. Sản phẩm có thể chạm, nắm ví dụ như một chiếc điện thoại thông minh hay một chiếc bánh donut, sản phẩm (dịch vụ) không nhìn thấy được như dịch vụ ngành nhà hàng, khách sạn, spa, tín dụng ngân hàng,…
Để cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ vượt trội so với đối thủ, doanh nghiệp buộc phải tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi: Người dùng muốn gì từ sản phẩm/dịch vụ của bạn, người dùng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn như thế nào, ở đâu? Họ thích tính năng gì trong sản phẩm, họ thích mẫu mã như thế nào?

Tham khảo: Affiliate Marketing Là Gì? Kinh Nghiệm, Bước Tiếp Thị Liên Kết Hiệu Quả

Price (Giá cả)

Yếu tố này chính là chi phí khách hàng phải bỏ ra để được sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Giá cả của một sản phẩm dựa vào thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận diện sản phẩm và giá trị sản phẩm mà khách hàng có thể được nhận so với số tiền họ bỏ ra .

Định giá sản phẩm là một vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu. Nếu đưa ra giá sản phẩm thấp, doanh nghiệp sẽ phải có các chiến lược làm sao bán được số lượng lớn mới thu được lãi. Nếu mức giá quá cao, khách hàng sẽ bắt đầu phân tích các ưu nhược điểm của sản phẩm, so sánh với các đối thủ, độ cạnh tranh trở nên cao hơn. Đôi khi giá bán quá cao có thể khiến khách hàng có cái nhìn không thiện cảm về thương hiệu, họ bỏ qua lợi ích mà sản phẩm của bạn đem lại. Do đó các marketer cần phân tích giá bán hợp lý đi kèm với giá trị cảm nhận của khách hàng.

Mô hình marketing mix 4P trong doanh nghiệp
Mô hình marketing mix 4P trong doanh nghiệp

Place (Phân phối)

Các kênh phân phối là chuỗi các địa điểm mà một sản phẩm được trao đổi mua bán đến tay người tiêu dùng. Kênh phân phối có thể là đại lý bán buôn, bán lẻ hay các trung tâm thương mại, siêu thị, sàn thương mại điện tử. Sở hữu hệ thống phân phối lớn mạnh là yếu tố quan trọng giúp sản phẩm được quảng bá rộng rãi đến tay khách hàng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu kênh phân phối sao cho hợp lý cũng là vấn đề doanh nghiệp cần lưu tâm, làm sao để chi phí quảng cáo và sản xuất sản phẩm bỏ ra là xứng đáng.

Một số chiến lược phân phối phổ biến trong marketing hỗn hợp bao gồm: Phân phối rộng rãi, phân phối độc quyền, phân phối chọn lọc, phân phối đại trà, nhượng quyền.

Có thể bạn quan tâm: Livestream Là Gì? Những Điều Cần Biết Khi Bắt Đầu Livestream

Promotions (quảng bá sản phẩm)

Hoạt động quảng bá sản phẩm giúp khách hàng được tiếp cận với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp chính là xúc tiến thương mại. Khi được tiếp cận, trải nghiệm, nếu khách hàng tiềm năng có ấn tượng tốt về sản phẩm hay dịch vụ, họ sẽ dễ dàng chuyển sang bước đặt mua, gia tăng tỉ lệ chuyển đổi với khách hàng tiềm năng. Các hoạt động ở khâu promotion gồm quảng cáo, tài trợ, quan hệ công chúng, bán lẻ,…

Một ví dụ điển hình về mô hình marketing mix 4P là cách xây dựng chiến lược thương hiệu Chanel. Họ nhắm đến phân khúc khách hàng giới thượng lưu, sản phẩm đắt đỏ nhưng luôn được đón nhận vì:

  • Chất liệu vải thể hiện được sự sang trọng, tinh tế, quý hiếm.
  • Các cửa hàng của Chanel thường đặt ở nơi đông đúc, phát triển. Thiết kế cửa hàng với 3 màu chủ đạo đen, trắng, be gợi lên sự xa hoa.
  • Những thông điệp truyền tải của Chanel thường rất ý nghĩa, truyền cảm hứng cho nhiều đối tượng.

Marketing mix 7P

Mô hình marketing mix 7P được nghiên cứu và phát triển từ mô hình 4P, có thêm 3 yếu tố mới là con người, quy trình và cơ sở vật chất.

  • Con người (People): Yếu tố này hướng đến đối tượng chính của mỗi chiến dịch marketing, chính là khách hàng và các nhân viên, những người cung cấp dịch vụ hoặc trực tiếp trải nghiệm dịch vụ. Thành công lớn nhất của doanh nghiệp, đặc biệt là bộ phận marketing là sự hài lòng, đón nhận của khách hàng. Do vậy, các doanh nghiệp cần có kế hoạch training để các nhân viên có kỹ năng, chuyên môn tốt, ứng biến linh hoạt trong mọi tình huống.
  • Quy trình (Process): Mỗi chiến dịch marketing đều cần có quy trình, các bước thực hiện cụ thể và phù hợp với từng tình huống. Nếu doanh nghiệp xây dựng hệ thống dịch vụ theo các bước một cách bài bản, chuyên nghiệp, logic, tiết kiệm chi phí nhất sẽ mang lại lợi ích, lợi nhuận cao.
  • Cơ sở vật chất (Physical Evidence): Concept, phong cách trang trí, các thiết bị xuất hiện trong khu vực thực hiện dịch vụ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm và tâm lý của khách hàng. Không gian đẹp đẽ, có thẩm mỹ giúp khách hàng cảm thấy vui vẻ, thích thú hơn. Đó cũng là một điểm tích cực cho doanh nghiệp sản xuất, đồng thời cung cấp các sản phẩm, dịch vụ.

Tìm hiểu ngay: Engagement Là Gì? Cách Đo Chỉ Số Tương Tác Trên Fanpage Facebook

Chiến lược marketing mix 7P của các doanh nghiệp
Chiến lược marketing mix 7P của các doanh nghiệp

Marketing mix 4C

Mô hình marketing mix 4C ra đời năm 1990 được tinh chỉnh từ mô hình 4P, chủ yếu tập trung vào góc nhìn của khách hàng.

  • Giải pháp khách hàng (Customer Solutions): Giải quyết vấn đề cho khách hàng gắn liền với chữ C đầu tiên. Mô hình này chỉ ra rằng sản phẩm sản xuất ra đưa tới tay khách hàng phải giúp họ thỏa mãn được yêu cầu nào đó. Ví dụ xe máy được sản xuất ra để giúp khách hàng đi lại dễ dàng hơn.
  • Chi phí khách hàng (Customer Cost): Chữ C thứ 2 chỉ chi phí mà khách hàng phải trả để được sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Nó tương đương với Price trong mô hình 4P, nghĩa là giá cả được tính bằng toàn bộ chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để được sử dụng dịch vụ. Vì vậy nó không chỉ là số tiền để sản xuất ra sản phẩm đó mà còn có thể là chi phí vận chuyển, bảo hành, bảo hiểm sản phẩm.
  • Thuận tiện (Convenience): Chữ C thứ 3 mang ý nghĩa sự thuận tiện cho khách hàng. Có nghĩa là vị trí, phân bố sản phẩm, dịch vụ phải tạo thuận lợi cho quá trình tiếp cận, chọn lựa của khách hàng.
  • Giao tiếp (Communication): Yếu tố cuối cùng ứng với khả năng giao tiếp của doanh nghiệp với khách hàng. Các chiến dịch truyền thông muốn đạt kết quả tốt đòi hỏi phải có sự tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng. Khách hàng cũng cần được lắng nghe và góp ý những vấn đề về sản phẩm mà doanh nghiệp cần khắc phục.

Lưu ý phương hướng xây dựng chiến lược marketing mix hiệu quả

Doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing mix hiệu quả cần quan tâm những vấn đề sau:

  • Xác định mục tiêu: Mỗi chiến dịch đều phải có mục tiêu marketing riêng để triển khai các hoạt động phù hợp. Doanh nghiệp nên chắc chắn rằng mình đang hướng đến điều gì, mình muốn gì, cái gì tốt nhất cho mình để lập mục tiêu phù hợp.
  • Thiết lập ngân sách: Bộ phận marketing nên kết hợp với bộ phận tài chính kế toán để cân đối chi tiêu cho chiến dịch marketing mix, sao cho chi phí bỏ ra phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu.
  • Xác định điểm đặc biệt của sản phẩm: Được hiểu là việc xác định điểm khác biệt hay USP của sản phẩm so với các doanh nghiệp cùng ngành mà có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Hãy luôn chủ động tìm ra lợi thế cho sản phẩm của mình, cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ.
  • Nghiên cứu đối tượng đích: Vấn đề tiếp theo bạn cần làm là phân khúc thị trường theo nhiều nấc thang, sau đó xây dựng chiến lược marketing mix phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Tiếp theo, doanh nghiệp cần nghiên cứu thật kỹ tất cả đặc điểm của khách hàng để tìm được insight khách hàng.

Tham khảo: Traffic Là Gì Và Cách Tăng Lượng Truy Cập Cho Website Hiệu Quả Nhất

Để xây dựng mô hình marketing mix hiệu quả cần nhiều bước
Để xây dựng mô hình marketing mix hiệu quả cần nhiều bước
  • Tham khảo ý kiến khách hàng: Đừng chỉ lo phát triển sản phẩm mà quên lắng nghe ý kiến trực tiếp của khách hàng tại điểm bán. Chính họ là những người trải nghiệm, sử dụng sản phẩm nên sẽ đưa ra ý kiến khách quan nhất, góp phần giúp bạn hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ của mình.
  • Xây dựng chiến lược sản phẩm: Dựa vào kết quả nghiên cứu insight khách hàng, bạn lựa chọn các đặc điểm của sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng để làm nổi bật nó lên. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch thiết kế sản phẩm sao cho ấn tượng, mẫu mã đẹp thu hút được sự quan tâm của đối tượng đích.
  • Xây dựng chiến lược giá: Bước quan trọng nhất bạn cần làm trong chiến lược marketing mix là xác định sản phẩm của mình thuộc nhóm hàng nào, cao cấp hay bình dân, giá cả của các đối thủ cùng phân khúc như thế nào. Sau khi đã làm rõ những vấn đề này, bạn có thể lựa chọn chiến lược định giá phù hợp khi đưa sản phẩm/dịch vụ ra thị trường.
  • Xây dựng chiến lược kênh phân phối: Tìm kiếm địa điểm có vị trí đông đúc hoặc gần với nơi sinh sống của đối tượng mục tiêu. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển nhất có thể.
  • Xây dựng chiến lược xúc tiến: Sau khi đã có được insight thông qua nghiên cứu thông tin về hoạt động của khách hàng, bạn cần dựa vào đó lên ý tưởng chủ đạo, quyết định concept cho chiến dịch. Ngoài ra, bạn cần nghiên cứu khách hàng của mình thường tiếp cận với các sản phẩm qua kênh nào để từ đó quyết định kênh truyền thông phù hợp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về marketing mix là gì. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về mô hình marketing mix và cách xây dựng chiến lược truyền thông đạt hiệu quả cao.

HỢP TÁC ĐỒNG HÀNH

Hành động nhỏ tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy cùng nhau hành động vì một cộng đồng Phát triển & Hạnh phúc bền vững!