Co – Founder Là Gì? Bí Quyết Tìm Kiếm Người Đồng Sáng Lập Phù Hợp
Một công ty startup trẻ muốn đi được đường dài, đạt được nhiều thành công thì không thể thiếu vai trò quyết định của Founder và những người đồng sáng lập Co – founder. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa thực sự hiểu Co – founder là gì và bí quyết nào để người đứng đầu tìm kiếm được những người đồng hành tâm đầu ý hợp. Tất cả sẽ được Weup chia sẻ ngày trong bài viết dưới đây.
Co – founder là gì?
Co – founder có thể hiểu là mối quan hệ cùng hợp tác hoặc đồng sáng lập giữa hai hay nhiều người để thành lập một tổ chức, đơn vị hoặc công ty nào đó. Khái niệm này thường được bắt gặp nhiều trong lĩnh vực khởi nghiệp, startup hoặc trong các ngành kinh doanh, thương mại.
Co – founder là những người bị thu hút và thuyết phục bởi những ý tưởng của startup, họ giúp đỡ, hỗ trợ cho Founder từng bước thực hiện hóa những dự định và giúp tổ chức ngày càng phát triển lớn mạnh. Với Founder, Co – founder là cánh tay phải đắc lực có cùng tầm nhìn phát triển, có năng lượng nhiệt huyết, lòng trung thành, cùng đồng hành vượt qua những khó khăn ban đầu.
Hình thức Co – founder khá phổ biến trên thế giới hiện nay, rất nhiều sản phẩm ứng dụng, dịch vụ bạn đang sử dụng cũng được phát triển bởi nhiều người cùng hợp tác hoặc sáng lập. Ví dụ như công cụ tìm kiếm Google bạn đang sử dụng được ra đời từ sự kết hợp của hai Co – founder là Sergey Brin và Larry Page.
Xem thêm: Nhân Khẩu Học Là Gì? Các Yếu Tố Chính Và Tác Động Với Tổ Chức
Điểm khác biết đặc trưng giữa Founder và Co – founder là gì?
Trong quá trình làm việc, có nhiều người vẫn nhầm lẫn Founder và Co – founder nhưng bản chất hai vị trí này có vai trò và nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau, cụ thể:
Founder – Người thành lập
Họ là những cá nhân đã sáng lập ra tổ chức, tạo nên thành công một mình. Founder là chủ của doanh nghiệp, công việc của họ là điều hành quản lý mọi hoạt động làm việc của công ty. Người sáng lập có quyền quyết định mọi vấn đề mà không cần tham khảo ý kiến của bất kỳ ai.
Với người sáng lập, trách nhiệm của họ là đưa ra những ý tưởng tốt, có tính khả thi cao, đem đến lợi nhuận cho doanh nghiệp. Họ cũng là người quyết định có hay không cung cấp sản phẩm, dịch vụ đó ra thị trường, đưa ra những mô hình kinh doanh cũng như chiến lược hoạt động của công ty. Founder có nhiệm vụ phải luôn đảm bảo sự phát triển bền vững và những thành công của tổ chức.
Là một Founder – người chủ của doanh nghiệp, bạn đưa ra các quyết định mà không phải hỏi bất cứ ai do vậy những mâu thuẫn quan điểm giữa các nhà lãnh đạo sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, khi công ty chỉ có một Founder thì bạn không có quá nhiều dòng vốn để dùng, khi xảy ra vấn đề bạn cũng chỉ có một mình, không được tham khảo ý kiến hay bàn bạc với ai.
Co – founder – Người đồng hành
Họ là những người cùng hợp tác và giúp đỡ người sáng lập các công việc để thành lập lên công ty, dùng các kỹ năng chuyên môn của mình đề hỗ trợ quá trình làm việc, hoàn thiện ý tưởng của doanh nghiệp.
Ban đầu Co – founder có thể là những Founder với dự án, ý tưởng riêng độc đáo song do một vài lý do như không đủ năng lực làm một mình, không đủ nguồn vốn mà họ đã bắt đầu tìm kiếm những người cùng đam mê để bắt đầu xây dựng và phát triển công ty.
Co – founder có trách nhiệm hỗ trợ người thành lập và công ty trong quá trình phát triển và vận hành, họ có thể đưa ra các ý tưởng, xây dựng điều kiện thuận lợi để giúp đỡ Founder có thể dẫn dắt doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Lợi thế của Co – founder là không phải làm việc một mình, họ luôn có những người cùng bàn bạc, suy nghĩ đưa ra những ý tưởng, quyết định, do vậy những sai lầm cũng được hạn chế. Bên cạnh đó, nguồn vốn của doanh nghiệp từ các thành viên Co – founder cũng được đa dạng hơn, giúp cho việc phát triển kinh doanh được dễ dàng hơn.
Tham khảo: Marketing Mix Là Gì Và Các Mô Hình Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Những tố chất thường có ở một Co – founder là gì?
Không phải bất cứ ai cũng có thể trở thành một Co – founder, dưới đây là một số tố chất thường thấy ở một người đồng sáng lập:
- Có những kỹ năng bù đắp sự thiếu sót của Founder: Với vai trò là người hỗ trợ, Co – founder sẽ là người đồng hành bổ sung khả năng với nhau. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển đầy đủ tất cả các mặt. Ví dụ, nếu Founder là một chuyên viên lập trình thì Co – founder có thể là một Marketer chuyên nghiệp, giúp phát triển về mặt kinh doanh cho công ty.
- Có ý tưởng tương đồng: Co – founder phải là người hiểu được những ý tưởng mà Founder đang theo đuổi. Đồng thời, họ cũng phải có niềm tin về sự phát triển của dự án nếu không những bất đồng trong quá trình làm việc sẽ nảy sinh.
- Có lòng trung thành và quan điểm rõ ràng: Co – founder là người trực tiếp làm việc, hoàn thành ý tưởng, họ nắm rõ được chiến lược phát triển của công ty. Vì vậy, Co – founder cần phải là người tuyệt đối trung thành với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng cần có quan điểm làm việc rõ ràng, ngay thắng, dám nói lên những điểm chưa đúng cần sửa, dám đóng góp ý kiến vì mục tiêu chung.
Bí quyết tìm kiếm Co – founder phù hợp cùng làm việc
Để sự phát triển của doanh nghiệp được thuận lợi, đi đúng hướng thì việc tìm kiếm lựa chọn những người cùng đồng hành là điều vô cùng quan trong. Vậy những yếu tố quyết định sự tham gia của một Co – founder là gì?
Sở hữu khả năng hỗ trợ phù hợp
Khả năng hỗ trợ được coi là yếu tố cần thiết căn bản với một Co – founder. Một người đồng sáng lập có thể lấp đầy những lỗ hổng mà bạn đang thiếu sót sẽ là người phù hợp nhất.
Các chuyên gia kinh tế khuyên rằng, một doanh nghiệp sẽ phát triển tốt nếu như họ vận hành theo nguyên tắc “one build, one sells”. Nghĩa là một bên xây dựng còn bên còn lại chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, với Founder họ sẽ có nhiệm vụ xây dựng ý tưởng kinh doanh còn Co – founder có trách nhiệm quảng bá, tiếp thị sản phẩm.
Cả hai bên cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc sẽ giúp cho công ty được phát triển đồng đều và bền vững.
Có thể bạn quan tâm: Inbound Marketing Là Gì? Ưu Điểm Và Các Giai Đoạn Quan Trọng
Có khả năng làm việc bền bỉ, dai dẳng
Việc làm việc trong các startup thực sự không phù hợp với những người nhanh bỏ cuộc vì nó vô cùng khó khăn và khốc liệt. Thế nên những Co – founder cần có một tinh thần làm việc, chiến đấu tràn đầy năng lượng, bền bỉ, không ngại khó, ngại khổ để cùng nhau vượt qua những khó khăn, thậm chí là bắt đầu lại từ đầu.
Bên cạnh đó, Co – founder cũng cần là người có chung mục tiêu, tầm nhìn với Founder mới có thể gắn bó cùng nhau vượt qua khó khăn.
Có khả năng kiểm soát cảm xúc, tâm trạng
Làm việc trong môi trường startup chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc bị áp lực, stress. Do vậy, Co – founder cần có khả năng kiểm soát tốt cảm xúc, tránh để những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến công việc.
Là người đồng hành với người sáng lập, Co – founder cũng là người dẫn dắt, hỗ trợ sự vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, một cái đầu lạnh, một ý chí kiên cường, không bị chi phối quá nhiều bởi cảm xúc sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
Sự linh hoạt, nhanh nhạy
Co – founder cần là người có tư duy nhanh nhạy, thích ứng và nắm bắt cơ hội kịp thời. Bất cứ một sự thay đổi nhỏ nào của thị trường cũng sẽ tạo cơ hội cho sự phát triển, do vậy, việc nhanh nhạy nắm bắt sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch phát triển tốt hơn.
Ngược lại nếu m Co – founder quá truyền thống, bảo thủ, không chịu thích nghi, thay đổi sẽ làm cho công ty khó phát triển, không thể theo kịp với sự thay đổi liên tục của thị trường.
Tìm hiểu thêm: Tìm Hiểu Outsource Là Gì? Ưu, Nhược Điểm Và Lưu Ý Cần Nhớ
Luôn giữ sự trung thành với công ty
Co – founder cần có trong mình một lòng trung thành tuyệt đối với công ty và với Founder. Chỉ cần một phút chủ quan, để lộ bí mật kinh doanh, thông tin sản phẩm, chiến lược phát triển cho đối thủ, thì có thể tất cả tâm huyết, tiền bạc thậm chí sức khỏe đều bị đổ sông đổ biển.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn Co – founder là gì và vai trò của nó đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời với một vài bí quyết tìm kiếm người đồng hành trên sẽ bạn lựa chọn được những người đồng hành tuyệt vời trong quá trình startup.