Business Partner Là Gì? Tầm Quan Trọng Và Những Điều Khoản Cần Chú Ý

Trong kinh doanh, Business partner là gì? Đây là khái niệm được rất nhiều công ty quan tâm bởi ý nghĩa của nó. Cùng tìm lời giải đáp về vai trò, tầm quan trọng của Business partner đối với các doanh nghiệp qua bài viết sau.

Business partner là gì? Cách phân loại

Business partner là gì trong tiếng Anh? Nó được hiểu là đối tác kinh doanh của doanh nghiệp. Họ có thể là cá nhân hoặc tổ chức đang ký kết hợp tác cùng phát triển ngành hàng với bạn. Mối quan hệ này hướng đến một mục tiêu kinh doanh nhất định, giúp cả hai bên cùng thu được giá trị và lợi nhuận cao nhất. Từ đó phát triển doanh nghiệp bền vững và tạo chỗ đứng rõ ràng hơn trong thị trường.

Business partner là gì trong kinh doanh?
Business partner là gì trong kinh doanh?

Người ta chia Business partner thành 2 loại:

  • Business partner chung: Là nhóm các đối tác chung cùng có trách nhiệm với một vấn đề pháp lý trong hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn như quản lý công việc, phát triển dự án, hợp tác đầu tư hay chịu trách nhiệm về khoản vay…
  • Business partner hạn chế: Là đối tác kinh doanh hay các nhà đầu tư không chịu trách nhiệm liên quan đến pháp lý như Business partner chung. Đồng thời, họ không có quyền kiểm soát hay tham gia điều hành công việc như đối tác chung.

Business partner quan trọng thế nào trong kinh doanh?

Trả lời câu hỏi Business partner là gì, chúng ta thường tiếp tục đặt câu hỏi họ có tầm quan trọng như thế nào trong kinh doanh. Có thể nói, đối tác kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cũng như khả năng đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu kết hợp hài hòa với các Business partner, doanh nghiệp sẽ thu về nhiều lợi ích to lớn. Từ đó thúc đẩy hiệu suất kinh doanh nhanh chóng. Cụ thể:

Xem thêm: Top 5 Phần Mềm Quản Lý Đại Lý Tốt Nhất Không Nên Bỏ Qua

Business partner rất quan trọng
Trong kinh doanh, Business partner rất quan trọng
  • Business partner giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh. Việc hợp tác với các doanh nghiệp giúp bạn tăng nguồn nhân lực, chuyên môn hóa các hoạt động. Từ đó có thể cải thiện hiệu quả marketing, tăng khả năng tiếp cận với các tệp khách hàng tiềm năng.
  • Business partner hỗ trợ phủ sóng thương hiệu mạnh mẽ. Bởi lẽ, khi có cùng mục tiêu và tầm nhìn chiến lược, các doanh nghiệp sẽ cộng tác không chỉ để cung cấp sản phẩm dịch vụ mà còn phủ sóng để tăng giá trị sản phẩm, đánh dấu thương hiệu trên thị trường.
  • Thông qua thỏa thuận với Business partner, cơ sở khách hàng tiềm năng sẽ tăng lên. Khi hợp tác với càng nhiều đối tác thì sản phẩm, dịch vụ của bạn càng được nhiều người biết đến. Đây chính là cách giúp doanh nghiệp bổ sung nguồn khách hàng nhanh chóng.

Có thể thấy Business partner có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay, các đơn vị muốn đứng vững trên thị trường đều cần tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với Business partner. Đồng thời để duy trì mối quan hệ lâu dài và ổn định, họ cần thiết lập những điều khoản cụ thể, rõ ràng để ký hợp đồng hợp tác.

Những điều khoản cần lưu ý khi xây dựng Business partner là gì?

Hiểu rõ khái niệm Business partner là gì rất quan trọng. Tuy nhiên, như vậy chưa đủ, bạn cần hiểu thêm về các điều khoản khi xây dựng hợp đồng với đối tác kinh doanh để đảm bảo hợp tác lâu dài và hiệu quả nhất.

Tham khảo: Service Level Agreement Là Gì? Phân Loại Và Theo Dõi Ra Sao?

Cần có hợp đồng rõ ràng, trong đó ghi đủ điều khoản để duy trì quan hệ hợp tác
Cần có hợp đồng rõ ràng, trong đó ghi đủ điều khoản để duy trì quan hệ hợp tác
  • Đầu tiên, hãy chú ý đến việc chia sẻ quyền lợi giữa các bên như thế nào. Theo đó, tỷ lệ lợi ích của từng Business partner là gì cần được làm rõ trong hợp đồng. Đây là yếu tố có tính chất quyết định đến giá trị lợi nhuận và sự bền vững của mối quan hệ.
  • Tiếp theo phải xác định nhiệm vụ của từng Business partner là gì? Để làm được điều này, các bên cần thỏa thuận rõ công việc của mình và đối tác và thời hạn thực hiện. Khi một bên không hoàn thành được nhiệm vụ đã đặt ra, họ sẽ bị xử phạt theo đúng điều khoản ghi trong hợp đồng. Đây là cách tốt nhất để quản lý công việc chung nhằm mang lại lợi ích cao nhất.
  • Vấn đề kế tiếp là điều khoản khi đối tác chấm dứt hợp đồng giữa chừng. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và thỏa thuận giữa các bên mà phương án xử phạt được xây dựng tương ứng. Tuy nhiên, trong hợp đồng phải nêu rõ khoản tiền bồi thường và trách nhiệm của Business partner trước pháp luật khi tự ý dừng hợp đồng khi chưa hết hạn.
  • Vấn đề cuối cùng là quyền đưa ra quyết định của các bên như thế nào khi hợp tác. Rất nhiều trường hợp 2 bên hợp tác với nhau theo tỉ lệ 50 : 50. Đến khi có bất đồng xảy ra, họ khó có hướng xử lý. Vì vậy, nhằm giải quyết tình trạng này, bạn nên thay đổi bằng cách nhờ bên thứ 3 có 1% cổ phần can thiệp.

Trên đây là nội dung giải đáp Business partner là gì và tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp. Khi tìm kiếm đối tác kinh doanh, bạn đừng quên xây dựng những điều khoản hợp đồng rõ ràng để đem đến lợi ích tốt nhất cho các bên.

HỢP TÁC ĐỒNG HÀNH

Hành động nhỏ tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy cùng nhau hành động vì một cộng đồng Phát triển & Hạnh phúc bền vững!