12 Tips Giúp Bạn Tự Tin Trong Giao Tiếp Để Thành Công Hơn
Một trong những kỹ năng cần có ở nơi công sở hay tại trường học đó chính là giao tiếp. Nó giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn, cho phép mọi người làm việc hiệu quả hơn và nhận được nhiều thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng này và phải rèn luyện mới có thể tự tin trong giao tiếp.
Tự tin trong giao tiếp là gì?
Tự tin trong giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu của con người trong thời đại hiện nay. Nó giúp chúng ta gửi gắm những tâm tư, tình cảm vào từng câu nói, truyền đạt những thông tin đến với người đối diện. Việc rèn luyện sự tự tin khi giao tiếp cũng giúp cuộc trò chuyện diễn ra vui vẻ hơn, 2 bên đạt được mục đích và có những ấn tượng tốt.
Xem thêm: 12 Cách Xốc Lại Tinh Thần Giúp Bạn Làm Việc Hiệu Quả Hơn
Ngoài ra, khi bạn tự tin trong giao tiếp thì bạn sẽ có thể nói thoải mái mà không sợ người khác nghĩ gì về mình, giúp bạn giảm bớt lo lắng, căng thẳng. Khi bạn tự tin, bạn cũng sẽ lắng nghe tốt hơn vì bạn có thể hiểu và đồng cảm với những gì người khác đang nói, tạo ra một môi trường tin cậy và chân thành.
12 cách giúp bạn tự tin trong giao tiếp, gây ấn tượng với mọi người
Nếu bạn vẫn còn đang e ngại và rụt rè, không thể nói chuyện trôi chảy, không dám phát biểu trước đám đông thì bạn có thể tham khảo những cách tự tin trong giao tiếp sau đây:
1. Luyện nói
Cách đầu tiên để tự tin hơn trong giao tiếp đó chính là luyện nói nhiều hơn. Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta có câu “Học đi đôi với hành”. Để tự tin hơn bạn hãy nói nhiều hơn, mẹo này sẽ giúp bạn nói trôi chảy, không bị vấp hay không biết nói gì trong một cuộc trò chuyện.
Cho dù bạn chỉ đang nói chuyện với số ít người hay phòng họp nhiều người, sự kiện bên ngoài thì cũng hãy thực hành trước những điều bạn sẽ nói. Bạn cũng hãy giữ vững tinh thần nếu như cuộc trò chuyện không như bạn mong muốn, hãy khắc phục dần theo thời gian và sự nỗ lực của bản thân.
2. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể có thể giúp bạn tự tin trong giao tiếp, cụ thể như sau:
- Tư thế: Tư thế nếu quá căng thẳng và cứng nhắc sẽ cho thấy bạn đang bất an và lo lắng. Nếu bạn quá xuề xòa, bạn đang không tôn trọng người đối diện. Vậy nên để tự tin hơn, hãy giữ tư thế thoải mái và chuyên nghiệp với trang phục lịch sự và một cái lưng thẳng.
- Giao tiếp: Giao tiếp quá nhiều bằng ánh mắt có thể khiến bạn bỏ lỡ những thông tin quan trọng và khiến bạn xa cách họ hơn, không theo kịp câu chuyện. Đặc biệt, nếu thường xuyên nhìn chằm chằm vào đối phương cũng được coi là thô lỗ, khiến đối phương khó chịu.
- Cử chỉ nét mặt: Mỉm cười là dấu hiệu của sự tự tin, nhưng bạn không nên quá gượng ép hoặc dùng nụ cười trong những trường hợp không nên cười. Điều quan trọng nhất là bạn cần phải hiểu cuộc trò chuyện và cân bằng mọi thứ trong giao tiếp.
3. Trò chuyện nhiều hơn
Muốn tự tin trong giao tiếp thì bạn phải luyện tập thường xuyên, tham gia vào nhiều cuộc trò chuyện để rèn luyện tính tự tin cũng như khả năng xử lý tình huống. Nói chuyện trước gương hoặc nói chuyện với bạn bè, chủ động kết nối sẽ giúp bạn cải thiện được vốn từ, từ đó tăng sự tin lên nhiều lần hơn.
4. Chú ý đến trang phục
Trang phục cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp. Nếu kỹ năng ứng xử của bạn còn kém thì hãy cố gắng hoàn thiện để tự tin cũng như tạo sự thoải mái đối với đối phương. Hãy ăn mặc lịch sự, luôn thoải mái, tự nhiên và đứng thẳng.
Ngoài ra, mỗi ngày bạn hãy thời gian để trau chuốt lại vẻ bề ngoài của mình. Tất nhiên, bạn không cần chi nhiều tiền cho những trang phục đắt tiền nhưng cần đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp với bản thân.
5. Sống thật với bản thân
Một trong những lý do khiến bạn đánh mất sự tự tin đó chính là cố gắng trở thành một người khác. Khi bạn cố trở thành một người khác thì mọi suy nghĩ, cảm xúc trong con người bạn đều sẽ chống lại bạn.
Vậy nên bạn đừng cố gắng trở thành một ai khác mà hãy là chính mình. Bạn càng hiểu rõ mình là ai thì càng trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn. Do đó, khi bạn rời xa con người mình thì bạn cũng sẽ đánh mất sự tự tin vốn có của mình.
Đừng bỏ lỡ: 12 Bí Quyết Để Work From Home Hiệu Quả Bạn Không Nên Bỏ Qua
6. Tập trung vào mục đích của cuộc trò chuyện
Giao tiếp không chỉ đơn giản là sự tương tác giữa 2 bên mà nó còn hướng đến mục đích cụ thể. Vậy nên nếu không thể xác đích được mục đích của cuộc trò chuyện đó thì câu chuyện sẽ đi sang một hướng khác, lan man, vòng vo và dài dòng hơn.
Bạn sẽ cảm thấy lo lắng và bị động bởi những thông tin không được chuẩn bị trước. Kết quả là bạn sẽ bị mất kiểm soát, thiếu tự tin trong cuộc trò chuyện.
7. Xây dựng sự tin tưởng
Khi bạn không chắc mình có thể chia sẻ những điều gì, không chắc chắn ai là người có sự tin tưởng thì việc giao tiếp sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Sự tin tưởng được xem như chia khóa của sự tự tin trong giao tiếp. Bởi chỉ khi bạn có lòng tin với mọi người thì bạn mới thể hiện được bản thân.
Niềm tin thường sẽ cần thời gian để phát triển vậy nên bạn cần chú ý: Giao tiếp hiệu quả, thẳng thắn, trung thực, chấp nhận những đóng góp mang tính xây dựng, tôn trọng đối phương,…
8. Phát huy điểm mạnh bản thân
Mỗi cá nhân đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng vậy nên nếu bạn có năng khiếu ở một môn thể thao hay nghệ thuật nào thì hãy phát huy nó.
Bên cạnh đó, việc kết nối với những người có cùng sở thích cũng là điều nên làm, đây chính là môi trường tuyệt vời để bạn rèn luyện sự tự tin trong giao tiếp. Khi phát huy được điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, bạn sẽ được công nhận.
9. Nhận lời khen ngợi giúp bạn tự tin trong giao tiếp
Khi bạn nhận được một lời khen từ ai đó có nghĩa là họ đang có ấn tượng tốt với bạn. Hãy phản ứng lại lời khen đó bằng sự chân thành và nhã nhặn, đừng quên gửi lời cảm ơn đến họ và dành lời khen lại họ. Điều này sẽ giúp đối phương ấn tượng với bạn hơn và thấy được vẻ tự tin toát lên từ bạn.
10. Xây dựng kiến thức
Việc trau dồi kiến thức giúp bạn có thể tự tin hơn trong mọi cuộc trò chuyện bởi bạn sẽ có nhiều chủ đề để nói. Điều này giống với việc bạn xây dựng năng lực và sự tự tin thông qua sự hiểu biết về kiến thức. Bạn hãy nâng cao trình độ, nâng cấp bản thân, đọc nhiều sách, học hỏi từ mọi người xung quanh để tạo nên một “cái tôi” hoàn hảo hơn.
11. Thái độ chân thành
Thái độ chân thành sẽ bù đắp cho sự ít nói và trầm lắng của bạn. Khi giao tiếp nếu bạn không nói nhiều thì hãy thể hiện sự chân thành, tôn trọng với người đối diện. Khi nói hãy dùng từ ngữ mộc mạc, dễ nghe, chân thực và phù hợp với cuộc trò chuyện. Hãy hạn chế tối đa tình trạng dè bỉu, chỉ trích người khác vì sẽ khiến họ có cái nhìn không tốt về bạn.
Có thể bạn không biết nhưng nói ít nghe nhiều cũng là cách lấy điểm trong mắt người khác. Việc kiên nhẫn lắng nghe, theo dõi câu chuyện của mọi người cũng là cách để bạn xoa được áp lực trong giao tiếp, dần dần bạn sẽ biết cần phải nói những gì.
Có thể bạn quan tâm: Onboarding Là Gì? Quy Trình Onboarding Hiệu Quả Cho Nhân Viên Mới
12. Nhờ vả người khác
Người rụt rè, ngại giao tiếp cũng thường không muốn nhờ vả và tự xoay sở công việc. Điều này khiến bạn trở nên xa cách hơn, những người xung quanh cũng chán nản với bạn. Đây chính là sự thất bại trong giao tiếp khi xã hội ngày nay thường cần sự cởi mở về các mối quan hệ. Chính những điều này khiến bạn trở nên rụt rè hơn, không dám bước ra vùng an toàn và mãi mãi không thể tự tin trong giao tiếp.
Do vậy, thi thoảng bạn hãy nhờ vả người khác giúp đỡ và ngược lại, luôn cẩn thận lắng nghe, không phân biệt địa vị, tuổi tác, tình trạng của đối phương. Đây chính là cách để bạn kết nối với xung quanh và tự tin hơn.
Trên đây là 12 cách giúp bạn tự tin trong giao tiếp, bạn có thể áp dụng và thực hành mỗi ngày để nâng cao kỹ năng của mình. Có thể nói rằng, giao tiếp là điều quan trọng trong mọi công việc, mọi lĩnh vực, vậy nên bạn hãy cố gắng trau dồi bản thân, trau dồi kiến thức để trở nên hoàn hảo hơn và không còn tự ti khi nói chuyện với mọi người xung quanh.