Shopee Affiliate Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Lưu Ý Khi Làm Affiliate
Hình thức tiếp thị liên kết hiện nay đang được nhiều sàn thương mại điện tử áp dụng và Shopee đang một trong những nền tảng dẫn đầu cho hình thức này. Vậy thực chất Shopee Affiliate là gì và những ưu nhược điểm của chương trình tiếp thì này là như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết lời ngay trong bài viết dưới đây.
Shopee Affiliate là gì?
Affiliate không còn là khái niệm xa lạ trong những năm gần đây, được xem là một hình thức tiếp thị liên kết mà bạn chỉ cần giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng và kêu gọi mua hàng là có thể nhận được hoa hồng từ người bán.
Từ khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu rằng Shopee Affiliate là một chương trình tiếp thị dành riêng cho người dùng Shopee. Bạn sẽ trở thành cộng tác viên, được phép bán các sản phẩm của các shop trên sàn và nhận được tiền hoa hồng từ mỗi sản phẩm bạn bán được.
Với hình thức này, bạn sẽ đóng vai trò là người bán hàng trung gian, quảng bá sản phẩm đến người mua hàng tiềm năng thông qua link tiếp th. Từ đó, bạn có thể kiểm được một số tiền hoa hồng từ khả năng giới thiệu sản phẩm của mình.
Đây là một cách kiếm tiền online mà người làm tiếp thị không cần phải quan tâm đến hàng hóa, kho bãi, lên đơn, giao hàng,… Tất cả những công việc đó đều có sự hỗ trợ của Shopee và chủ shop. Điều bạn cần chú trọng đó là làm sao để cho khách hàng tin tưởng vào những lời giới thiệu của mình về mặt hàng.
Xem thêm: Chiến Lược Marketing Mix Là Gì? Tìm Hiểu 7 Thành Tố Quan Trọng
Ưu nhược điểm của chương trình Shopee Affiliate là gì?
Hiện nay trong thời đại công nghệ số, hình thức Shopee Affiliate đang được đông đảo mọi người ưa chuộng. Song hình thức này cũng có những ưu nhược điểm riêng. Vậy ưu và nhược điểm của Shopee Affiliate là gì?
Ưu điểm của Shopee Affiliate
Hình thức tiếp thị liên kết Shopee đang đem đến cho người dùng nhiều ưu điểm vượt trội, cụ thể:
- Có hệ thống báo cáo chỉ số, đơn hàng minh bạch, trực quan, rõ ràng giúp người dùng dễ dàng theo dõi hoạt động truyền thông và kết quả làm việc.
- Các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, flash sale được thông báo liên tục thường xuyên qua email giúp Marketer dễ dàng làm nội dung sáng tạo.
- Có mức hoa hồng cạnh tranh, theo thống kê, Shopee thuộc top đầu những sàn thương mại có giá trị hoa hồng cao nhất hiện nay.
- Không cần quá nhiều các thiết bị hỗ trợ, chỉ cần một cái điện thoại là bạn có thể bắt đầu làm cộng tác viên cho Shopee.
- Các thương hiệu đối tác Shopee có nhiều chương trình tăng hoa hồng dựa trên doanh thu bán hàng, giúp người dùng dễ dàng nâng cao thu nhập.
- Không phải lo lắng về hàng hóa, vận chuyển, thanh toán hay tư vấn khách hàng, chỉ cần dẫn link sản phẩm và quảng bá chúng thật hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Inbound Marketing Là Gì? Ưu Điểm Và Các Giai Đoạn Quan Trọng
Nhược điểm của hình thức Shopee Affiliate
Ngoài những ưu điểm nổi bật mà hình thức tiếp thị Shoppe đem lại thì chúng cũng tồn tại một vài nhược điểm như sau:
- Khi mới bắt đầu, mỗi tháng bạn sẽ bị giới hạn hoa hồng theo chính sách chống phá hoại của Shopee. Tuy nhiên, sau một thời gian bạn có thể được xem xét và mở rộng giới hạn thu nhập của mình.
- Đôi khi, phần mềm ghi nhận các đơn đặt hàng thành công có vấn đề. Do vậy, bạn phải tự liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của Shopee để được hỗ trợ kịp thời.
- Các báo cáo dữ liệu, đối soát đơn của Shopee thường sẽ bị trễ 1 ngày, tuy nhiên kết quả luôn được làm đầy đủ, chi tiết.
Cách thức hoạt động của chương trình Shopee Affiliate là gì?
Để có thể bắt đầu trở thành một Shopee Affiliate Maketer, bạn cần hiểu quy trình làm chương trình tiếp thị thông qua 6 bước dưới đây:
- Bước 1: Đăng ký làm cộng tác viên trực tiếp trên cổng đăng ký của Shopee.
- Bước 2: Lựa chọn những sản phẩm chất lượng, có khả năng thu hút người mua và tạo link Affiliate.
- Bước 3: Xây dựng nội dung sáng tạo chia sẻ sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội thông qua bài viết, video hoặc các bài post quảng cáo.
- Bước 4: Chèn link tiếp thị liên kết vào các bài đăng để khách hàng hứng thú và nhấp vào link sản phẩm.
- Bước 5: Khách hàng tiến hành mua sản phẩm và thành toán đơn hàng.
- Bước 6: Bạn được tất toán tiền hoa hồng từ đơn hàng.
Có thể bạn quan tâm: Nhân Khẩu Học Là Gì? Các Yếu Tố Chính Và Tác Động Với Tổ Chức
Chỉ với các bước thực hiện đơn giản là bạn có thể dễ dàng kiếm được một số tiền mà không tốn quá nhiều công sức, thời gian, tiền bạc. Tuy nhiên, với hình thức này cũng đòi hỏi bạn cần có năng lực sáng tạo nội dung, nắm bắt tốt xu hướng trên mạng xã hội.
Nguyên tắc ghi nhận hoa hồng trên Shopee mà bạn nên biết
Với hình thức Shopee Affiliate, bạn chỉ nhận được hoa hồng khi khách hàng mua hàng bằng link Affiliate của mình. Đồng thời bạn cần phải tuân thủ các nguyên tắc chuẩn dưới đây để có thể nhận được tối đa số hoa hồng sản phẩm:
- Chương trình Shopee Affiliate chỉ ghi nhận đơn hàng đầu tiên của khách hàng bất kỳ theo link của bạn. Điều này có nghĩa là sau khi người mua click vào link tiếp thị và mua hàng thì bạn chỉ nhận được hoa hồng của đơn hàng đầu tiên này. Nếu người đó mua lại lần hai thì cũng sẽ không được ghi nhận.
- Các đơn hàng của khách hàng trên Website sẽ được ghi nhận trong 30 ngày kể từ ngày click, còn với các thiết bị di động là 07 ngày.
- Hoa hồng của đơn hàng sẽ được tính cho đơn vị quảng cáo cuối cùng mà khách hàng nhấp chuột vào để đặt hàng.
- Tình trạng đơn hàng sẽ được cập nhật liên tục trong vòng 30 ngày kể từ ngày đơn hàng được phát sinh. Đơn hàng sẽ được đối soát và tự động thanh toán theo chế độ T+1 tháng. Sau khi đối soát, tiền hoa hồng sẽ được tự động chuyển vào tài khoản ngân hàng.
Tham khảo: Cost Là Gì? Phân Loại Và Những Hiểu Lầm Thường Gặp Về Chi Phí
Nên làm Shopee Affiliate ở những kênh nào?
Hiện nay, Affiliate Marketing đang là một công việc kiếm tiền thu hút rất nhiều người, đồng thời cũng có rất nhiều trang mạng xã hội giúp bạn làm tiếp thị hiệu quả hơn. Tuy nhiên dưới đây là 4 kênh giúp bạn làm Shopee Affiliate đạt thu nhập cao hơn:
Xây dựng website, blog review, giới thiệu sản phẩm
Nếu bạn đang có một trang blog thì việc phát triển chúng theo dạng review sẽ giúp bạn tiếp cận với khách hàng tốt hơn. Những bài đánh giá sản phẩm khách quan, có nội dung thu hút sáng tạo sẽ giúp kích thích hành động mua hàng của người dùng. Đồng thời kết hợp với việc đan xen các mã giảm giá đang có cũng giúp tăng khả năng click và mua hàng hơn.
Ngoài những bài viết đánh giá sản phẩm, bạn có thể viết thêm các bài viết so sánh sản phẩm, chia sẻ kinh nghiệm, từ đó gắn link affiliate, giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi và lượt truy cập. Đây được xem là một kênh tiếp thị có nguồn khách hàng ổn định, đều đặn nếu như bạn biết cách làm SEO tốt và có những bài viết chất lượng.
Bắt đầu làm Tik Tok
Trong 2 – 3 năm gần đây, kênh Tik Tok đang là trang mạng xã hội, giải trí được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng. Do vậy, đây là một kênh tiếp cận khách hàng vô cùng tiềm năng mà bạn không nên bỏ qua.
Đồng thời, cũng có rất nhiều reviewer nhờ việc đánh giá, giới thiệu sản phẩm mà được nhiều người quan tâm đến. Các link Affiliate sẽ được gắn ở phần Bio, người xem nếu quan tâm sản phẩm sẽ tìm và click vào các sản phẩm để tham khảo.
Tìm hiểu ngay: Chiến Lược Khác Biệt Hóa: Ưu Nhược Điểm Và 4 Chiến Lược Phổ Biến
Tuy nhiên, để có thể tiếp cận được nhiều người xem và mở rộng đối tượng khách hàng thì bạn cần xây dựng được kịch bản hay, ý tưởng lôi cuốn, bắt trend tốt, thu hút được người xem.
Bên cạnh đó kênh Tik Tok của bạn cũng cần phải có chất riêng, để người xem khi cần tham khảo sản phẩm nào đều nhớ đến kênh của bạn. Điều này, giúp cho tài khoản của bạn được phát triển lâu dài, bền vững đem lại hiệu quả kinh tế tốt hơn.
Phát triển kênh Youtube
Cũng giống như Tik Tok, Youtube cũng là một kênh tiếp thị hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua. Trên Youtube bạn có thể sáng tạo nội dung với nhiều ý tưởng khác nhau giúp thu hút người xem và nhấp vào link Affiliate. Bên cạnh số tiền hoa hồng nhận được từ việc tiếp thị sản phẩm, bạn có thể nhận được tiền từ số người xem video của mình.
Tuy nhiên, Youtube sẽ đòi hỏi bạn cần có sự sáng tạo trong edit video để cho ra những video chất lượng, thu hút người xem. Đồng thời, các video trên kênh này thường có thời lượng video khá dài nên bạn cần phải có nội dung đa dạng, thú vị để người xem không nhàm chán.
Phát triển nội dung sáng tạo trên Facebook, Instagram
Facebook và Instagram có lẽ là hai mạng xã hội không còn xa lạ với người dùng. Do vậy, đây là nguồn có thể mang đến lượng khách hàng tiềm năng lớn mà bạn nên khai thác. Bạn có thể tham gia chia sẻ những bài viết, video review,… của mình trên trang cá nhân, hội nhóm có số lượng thành viên lớn, phù hợp với mục tiêu sản phẩm để quảng bá và thu hút lượt mua hàng từ họ.
Xem thêm: Chăm Sóc Khách Hàng: Mô Tả Chi Tiết Công Việc Và Yêu Cầu Cơ Bản
Một số lưu ý khi làm Shopee Affiliate
Để có thể làm việc lâu dài với hình thức Shopee Affiliate, ngoài những nội dung và sản phẩm chất lượng, bạn cần phải quan tâm đến một số vấn đề. Vậy lưu ý khi làm Shopee Affiliate là gì?
- Để ý đến điều kiện ghi nhận và từ chối hoa hồng của Shopee để tránh vi phạm điều khoản và bị giới hạn hoa hồng.
- Sử dụng kỹ năng SEO Marketing để đẩy mạnh lượt tiếp cận khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi lượt mua.
- Sử dụng công cụ quảng cáo để dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng, đồng thời mang lại hiệu quả bán hàng tốt và nhanh nhất. Tuy nhiên cần có chiến lược marketing phù hợp để không bị thâm hụt ngân sách.
- Xây dựng nội dung tiếp thị sáng tạo, có chất riêng bền vững, thu hút khách hàng.
- Lựa chọn sản phẩm tiếp thị chất lượng để tạo lòng tin và sự trung thành của người dùng.
Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết về khái niệm Shopee Affiliate là gì và những ưu nhược điểm của hình thức này. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi bạn đã có nắm rõ được quy trình khi làm tiếp thị liên kết và biết cách bắt đầu kiếm tiền online như nào. Chúc bạn kiếm được thật nhiều hoa hồng từ chương trình Shopee liên kết.