Chi Tiết Cách Tính Giá Bán Lẻ Hàng Tạp Hóa Để Đảm Bảo Lợi Nhuận
Giá là yếu tố vô cùng quan trọng của sản phẩm mà người bán luôn quan tâm. Khi có được mức giá phù hợp vừa có thể thu hút được tập đối tượng khách hàng mục tiêu, vừa mang đến doanh thu, lợi nhuận mong muốn. Có một nguyên tắc bạn cần nhớ đó là giá bán lẻ khác biệt so với giá sỉ. Nếu chưa biết cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa để tối ưu hoạt động kinh doanh, bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Nguyên tắc của việc tính giá bán lẻ hàng tạp hóa
Trên thị trường hiện nay, giá cũng được xem là yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp bên cạnh những vấn đề liên quan đến chất lượng và sự khác biệt hóa của sản phẩm. Nếu biết cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa phù hợp, bạn sẽ dễ dàng có được sự thành công trong kinh doanh.
Có một sự thật hiển nhiên đó là khách hàng luôn muốn mua được sản phẩm với mức giá thấp nhất trong khi người bán lại hy vọng bán hàng có giá càng cao càng tốt. Nếu họ bán giá quá rẻ nhằm mục đích thu hút người tiêu dùng mà không cân đối được chi phí hoạt động sẽ gây thua lỗ và khiến cho việc kinh doanh thất bại.
Bởi vậy chủ cửa hàng nên tính toán để đưa ra giá bán phù hợp nhất, vừa có thể thu hút và giữ chân khách hàng, vừa tạo cơ hội tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Có thể thấy tính giá bán lẻ hàng tạp hóa chính là chiến lược kinh doanh quan trọng mà bạn cần lưu tâm trong mọi thời điểm, đối với mọi mặt hàng.
Lúc này, để có giá bán phù hợp, người chủ cần giữ được nguyên tắc tính lợi nhuận có thể thu về khi bán sản phẩm với một mức giá nhất định. Cụ thể: Giá bán lẻ hàng hóa = Giá nhập hàng + Chi phí cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh + mức lợi nhuận mong muốn thu được.
Bạn cần chú ý các chương trình khuyến mãi nếu có cần phải được đưa về khi giá đã đã bao gồm chi phí nhập hàng và các hoạt động khác của cửa hàng.
Tham khảo: Chiến Lược Hớt Váng Là Gì? Ưu Nhược Điểm, Vai Trò Đối Với Tổ Chức
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán lẻ sản phẩm
Để có thể đưa ra được chiến lược định giá hiệu quả, bạn cần chú ý đến nhiều vấn đề liên quan. Đặc biệt là 5 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán lẻ sản phẩm như sau:
Địa điểm khu vực kinh doanh hàng tạp hóa
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá bán lẻ hàng tạp hóa đó là đặc điểm khu vực mở cửa hàng. Có thể thấy tại mỗi vùng miền, địa phương, mật độ dân cư, thu nhập, mức sống hoàn toàn khác nhau, theo đó khả năng sẵn sàng chi tiền để mua một sản phẩm cũng không giống nhau. Đặc biệt khu vực thành phố cũng có giá bán khác biệt so với nông thôn, khu vực đường lớn, đông đúc dân cư có giá sản phẩm khác các cửa hàng được đặt trong ngõ.
Lý do có sự chênh lệch này đó là chi phí đầu tư cửa hàng tại đường lớn, thành phố thường cao hơn, đồng thời khả năng tài chính của người dân nơi đây cũng mạnh hơn khu vực nông thôn. Vậy nên khi định giá, bạn cần xác định mức giá bán lẻ dựa vào khu vực địa lý dân cư.
Chi phí kinh doanh
Chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc định giá hàng hóa, sản phẩm. Nếu muốn thu về mức lợi nhuận mục tiêu, đồng thời vẫn đảm bảo được cạnh tranh, bạn cần chú ý đến các khoản chi phí cố định và chi phí biến đổi để linh hoạt thêm vào giá bán.
Chi phí cố định ở đây thường bao gồm phí thuê mặt bằng, tiền lương nhân viên, tiền điện nước, khấu hao máy móc, thiết bị, tiền thuê vật dụng, phần mềm,… Bên cạnh đó, chi phí biến đổi là phí phát sinh trong quá trình hoạt động mà chủ cửa hàng không biết trước đó, cụ thể tiền sửa chữa, nâng cấp cửa hàng, các chương trình khuyến mãi cho khách hàng,….
Thông thường khi chi phí cửa hàng bỏ ra càng cao thì giá bán cũng sẽ cao, do đó đối với những đơn vị tối ưu được chi phí hoạt động sẽ tạo được cho mình lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường bán lẻ.
Tìm hiểu thêm: 7 Bước Trong Quy Trình Bán Hàng Của Doanh Nghiệp Chi Tiết Nhất
Chiến lược kinh doanh của cửa hàng
Mỗi cửa hàng khi kinh doanh sẽ có cho mình định hướng phát triển và các chiến lược riêng để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Một số trường hợp quyết định bán giá rẻ để lôi kéo khách hàng đến với mình thay vì lựa chọn đối thủ cạnh tranh, một số khác lại tăng giá cao để có được mức lợi nhuận lớn.
Bởi vậy cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tư duy chiến lược kinh doanh của mỗi chủ cửa hàng. Tuy nhiên có một điều bạn cần nhờ đó là mức giá cao để thu lợi nhuận cao sẽ khó có thể cạnh tranh được với các cửa hàng khác. Do đó hãy cân nhắc tính giá đảm bảo sự phù hợp, không được quá cao cũng không nên quá thấp.
Khả năng cạnh tranh
Tại những địa điểm kinh doanh có mức độ cạnh tranh thấp thì việc định giá cũng được tự do, thoải mái hơn. Ngược lại, nếu bạn mở cửa hàng tại vị trí xung quanh có rất nhiều cửa hàng mọc sát nhau, đặc biệt cạnh tranh chủ yếu về giá, bạn cần hết sức chú ý, tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa ra mức giá cuối cùng để tránh mất khách và không bị thua lỗ. Việc định giá bán lẻ phù hợp trong khu vực đang hoạt động chính là yếu tố giúp tăng khả năng cạnh tranh.
Đặc trưng ngành và phân khúc giá nhập hàng
Cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa còn chịu tác động bởi đặc trưng ngành và phân khúc giá nhập hàng. Nếu giá nhập vào càng cao, tỷ suất lợi nhuận càng thấp dần. Đối với các sản phẩm thuộc nhóm ngành hàng thiết yếu, mức độ lợi nhuận sẽ thấp hơn, đồng nghĩa với việc giá bán lẻ thường chỉ cao hơn giá nhập ban đầu khoảng 5 – 10%. Đặc điểm của nhóm ngành hàng này đó là có rất nhiều người bán nên mức độ cạnh tranh cao.
Riêng các sản phẩm thuộc ngành hóa mỹ phẩm có lợi nhuận cao hơn, dao động từ 12 – 20% tùy từng yếu tố. Nếu lựa chọn kinh doanh văn phòng phẩm, đồ chơi, gia dụng,…. sẽ thu về lợi nhuận lớn.
Cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa để đảm bảo lợi nhuận mục tiêu
Sau khi đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình định giá bán sản phẩm, chúng ta có thể tìm hiểu chi tiết hơn về cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa phù hợp và hiệu quả nhất. Tuy nhiên cần chú ý cách tính này chỉ mang tính tương đối, bạn cần thay đổi linh hoạt dựa vào khả năng của cửa hàng, phản hồi của khách và những biến động trên thị trường để dễ dàng tối ưu được lợi nhuận.
Xem thêm: Chiến Lược Sản Phẩm Là Gì? Tìm Hiểu 5 Chiến Lược Phổ Biến Hiện Nay
Bước 1: Thống kê bảng giá nhập hàng
Giá nhập cuối của sản phẩm được tính bằng tổng giá mua từ nhà cung cấp cộng với chi phí vận chuyển. Vậy nên lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với mức giá tối ưu là điều bạn cần làm để có được giá bán cuối cùng thấp nhất, tạo cơ hội tăng lợi nhuận mục tiêu. Sau khi đã thống kê được bảng giá nhập hàng, bạn có thể dễ dàng xác định giá bán cho các sản phẩm của mình hơn.
Bước 2: Thông kê toàn bộ chi phí kinh doanh
Cần thống kê toàn bộ chi phí hoạt động kinh doanh cửa cửa hàng để quá trình định giá chính xác hơn, qua đó bạn cũng có thể tính toán được lợi nhuận nhận được. Những chi phí kinh doanh bao gồm:
- Chi phí nhập hàng: Giá nhập từng mặt hàng thông qua hóa đơn từ bên nhập hàng.
- Chi phí thuê mặt bằng: Được tính theo hợp đồng thực tế ký cùng chủ nhà.
- Chi phí điện nước: Trung bình hóa đơn thanh toàn hàng tháng.
- Chi phí thuê nhân viên: Tiền lương, thưởng.
- Chi phí đóng thuế cho nhà nước: Có thể có hoặc không tùy từng đơn vị kinh doanh.
- Chi phí biến đổi: Các khoản phí phát sinh khác.
Bước 3: Chia nhóm sản phẩm
Việc phân chia nhóm sản phẩm, hàng hóa giúp bạn đưa ra được mức lợi nhuận mong muốn theo từng nhóm phù hợp. Lúc này mỗi nhóm sẽ có mức tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Bạn có thể sắp xếp tỷ suất lợi nhuận của một số danh mục hàng hóa như: Bánh kẹo > Nước ngọt > Gia vị, Thực phẩm > Hóa mỹ phẩm,….
Trong các nhóm, bạn cần chia từng sản phẩm giá mồi để tạo tâm lý mua giá rẻ cho khách hàng, các sản phẩm còn lại thiết lập giá như bình thường.
Bước 4: Tính giá bán lẻ hàng hóa
Ngay sau khi phân chia các nhóm sản phẩm tạp hóa, có giá vốn bán hàng, bạn cần thiết lập được tỷ suất lợi nhuận của từng mặt hàng (từ 1 – 20% tùy từng nhóm). Bạn có thể tham khảo công thức tính giá bán lẻ hàng hóa như sau:
Giá bán lẻ = Giá gốc x (1+ tỷ suất lợi nhuận mục tiêu)
Trong đó giá gốc là giá đã bao gồm chi phí vận chuyển và các khoản phí liên quan khác. Tỷ suất lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào những yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá được nêu trên.
Bước 5: Phân tích và điều chỉnh
Khi đã bán sản phẩm với mức giá được thiết lập, bạn cần theo dõi tình hình kinh doanh, số lượng sản phẩm bán ra và phản hồi của khách hàng để cân nhắc xem liệu giá đã phù hợp hay chưa, khách hàng có hài lòng với mức giá này không và có mang đến lợi nhuận cho cửa hàng không. Sau một thời gian ngắn triển khai và có được kết quả thống kê chi tiết, bạn nên tính đến việc điều chỉnh nếu giá bán chưa thực sự phù hợp, không làm hài lòng khách hàng, số lượng bán ra ít hay khiến cửa hàng phải chịu lỗ.
Có thể bạn quan tâm: Quy Trình Marketing Chuẩn 5 Bước Cho Mọi Ngành Nghề, Lĩnh Vực
Chiến lược marketing phổ biến khi tính giá bán hàng
Không chỉ chú ý đến việc định giá, để có thể dễ dàng bán được hàng, bạn cần đặt sản phẩm sao cho dễ dàng tiếp cận khách, đồng thời kích thích hành vi mua từ các chương trình khuyến mãi, quà tặng kèm. Một số chiến lược marketing phổ biến và hiệu quả khi tính giá bán hàng tạp hóa bạn có thể tham khảo đó là:
Khuyến mãi
Khuyến mãi chính là một trong những chiến lược marketing giúp kích thích nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trong một thời gian nhất định khi giá bán của sản phẩm không thay đổi. Hoạt động này khác hoàn toàn so với việc ban đầu bán giá thấp, sau đó tăng giá lên, mang đến hiệu ứng tiêu dùng khá tốt. Do đó các cửa hàng tạp hóa thường áp dụng ở thời gian đầu khai trương. Mặc dù vậy tỷ suất lợi nhuận khi bán hàng tạp hóa thường dưới 10% nên khuyến mãi không tác động quá lớn đến đối tượng khách hàng mục tiêu.
Tích điểm cho khách hàng
Tích điểm là hình thức giúp cửa hàng xây dựng được tập khách hàng mục tiêu và khiến họ gắn bó lâu dài với cửa hàng bạn. Bạn nên cân nhắc đến việc dành ra khoảng 1 – 2% doanh thu để triển khai chương trình tích điểm, chiết khấu cho khách theo tổng hóa đơn mua. Tuy điểm được tích khá ít khi quy đổi ra giá trị nhưng nó tạo ra cảm giác được quan tâm và nhận được nhiều lợi ích khi mua hàng nhiều tại cửa hàng của bạn.
Quà tặng đi kèm
Khách hàng rất thích được tặng quà, nếu bạn tặng một món đồ nào đó cho khách tức là đã tạo được ấn tượng tốt trong tâm trí của họ và dễ có khả năng họ sẽ quay trở lại mua hàng vào lần sau. Bạn có thể tặng quà cho đối tượng khách hàng thường xuyên mua hàng với giá trị lớn để giữ chân họ tiếp tục chọn mua sản phẩm.
Việc chăm sóc khách hàng dựa vào những quà tặng chính là một trong những chiến lược khác biệt hóa mà các công ty đang áp dụng để thu hút khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh. Thay vì cố gắng giữ chân khách hàng bằng giá rẻ, các cửa hàng lựa chọn quan tâm đặc biệt, mang đến cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời trong những dịp cố định. Quà tặng đi kèm có thể kích cầu tốt cho thói quen tiêu dùng. Do đó các trang Thương mại điện tử thường áp dụng vào ngày sale lớn hàng tháng và đạt được thành công nhất định.
Xem thêm: Quản Trị Trải Nghiệm Khách Hàng Có Lợi Ích Gì, Thực Hiện Ra Sao?
Hiệu ứng chim mồi
Đối với những người nghiên cứu về việc định giá bán sản phẩm chắc chắn đã từng nghe đến hiệu ứng chim mồi. Hiệu ứng này thường ít xuất hiện tại các cửa hàng tạp hóa vì số lượng sản phẩm khá nhiều. Tuy nhiên các nhà sản xuất cũng có phương án cho hiệu ứng chim mồi, họ thường thiết kế 3 size sản phẩm để khách hàng dễ dàng lựa chọn. Khi đó các sản phẩm size nhỏ nhất thường được mua nhiều và mang đến lợi nhuận cao, đồng thời sản phẩm lớn giúp khách hàng tiết kiệm hơn nhưng cũng giúp cửa hàng thu về lợi nhuận mong muốn.
Khi đưa ra giá sản phẩm của 3 size khác nhau sẽ dễ dàng kích thích khách quyết định mua hơn vì có phương án phù hợp nhu cầu và khả năng tài chính của họ. Có thể thấy hiệu ứng chim mồi được áp dụng vào cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa để giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn và thuận tiện khi tiêu dùng.
Tạo tâm lý bán rẻ
Thông thường, khi mua hàng, người tiêu dùng sẽ ít quan tâm đến tất cả mặt hàng của bạn để so sánh giá với đối thủ cạnh tranh. Họ chỉ chú ý đến một số hàng hóa thông dụng và có nhu cầu mua. Do vậy bạn nên bán một số mặt hàng với giá thấp hơn để tạo tâm lý mua được sản phẩm rẻ. Mặc dù khi bán ra không thu về lợi nhuận, tuy nhiên chiến lược này giúp tạo được tâm lý mua hàng thoải mái và khách hàng sẽ nghĩ bạn đang kinh doanh với giá thấp hơn so với đối thủ. Qua đó có thể chiếm được cảm tình của lượng lớn khách hàng mục tiêu và thu về lợi nhuận của các mặt hàng khác.
Bài viết trên đây đã đưa ra chi tiết cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa để bạn đọc tham khảo và áp dụng cho cửa hàng của mình. Trước khi định giá cho một sản phẩm nào đó, bạn cần xác định các yếu tố ảnh hưởng, đồng thời phân tích đối thủ cạnh tranh để đảm bảo hàng hóa bán ra thu hút được khách hàng và đạt được lợi nhuận mục tiêu.