Web 3.0 Là Gì? Ưu, Nhược Điểm Và Các Tính Năng Đặc Biệt Của Web 3.0
Web 3.0 là gì? Đây là phiên bản Web đã được phát triển hoàn thiện nhất tính tới thời điểm hiện tại và có khả năng đem đến những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Hãy cùng tìm hiểu thêm về ưu, nhược điểm và các tính năng đặc biệt của Web 3.0 để có những thông tin bổ ích.
Web 3.0 là gì?
Web 3.0 là gì chắc hẳn vẫn đang là thắc mắc của rất nhiều người. Thuật ngữ này bắt đầu xuất hiện và phát triển từ năm 2006, bởi John Markoff của – một nhà báo nổi tiếng của tờ The New York Times.
Dù ra đời từ lâu nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa chính thức nào về Web 3.0. Tuy nhiên, nói một cách dễ hiểu nhất, loại Web này chính là thế hệ thứ 3 của Internet, là phiên bản cải tiến từ Web 1.0 và Web 2.0.
Sự ra đời của Web 3.0 đã tạo nên những trang web và các ứng dụng web thông minh nhất. Nhờ đó mà tất cả mọi người được kết nối, tương tác dễ dàng với nhau chỉ với một vài thao tác đơn giản. Ngoài ra, Web 3.0 cũng giúp mạng lưới Internet trở nên cởi mở và phi tập trung hơn.
Web 3.0 hoạt động như thế nào?
Ngoài Web 3.0 là gì bạn cũng cần biết nó hoạt động như thế nào. Web 3.0 hoạt động dựa trên nền tảng Blockchain. Mục đích của nó là để thay đổi quyền sở hữu của người dùng đối với dữ liệu, mang lại cho họ nhiều quyền lợi hơn khi chính họ là người đóng góp xây dựng nội dung.
Xem thêm: ROI Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Bí Quyết Tính ROI Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất
Do hoạt động dựa trên nền tảng Blockchain nên Web 3.0 sở hữu các đặc tính nổi bật như:
- Minh bạch: Dữ liệu Web 3.0 được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu phân tán, do đó không người dùng nào có toàn quyền kiểm soát.
- Bất biến: Dữ liệu được thêm vào hệ thống Web 3.0 sẽ ghi lại vĩnh viễn và không thể chỉnh sửa hay xóa bỏ được.
Trong tương lai, Web 3.0 có thể mang đến trải nghiệm lướt web cá nhân hoá, trợ lý ảo thông minh. Chắc chắn công nghệ Blockchain sẽ đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ này vì xu hướng tương lai của Internet chính là phi tập trung.
Các tính năng đặc biệt của Web 3.0
Web 3.0 hiện tại đang được chuộng hơn Google với tính năng đặc biệt như sau:
- Đánh dấu trang: Đây là tính năng tương tự như một công cụ tìm kiếm và cho ra nhiều kết quả hơn. Web 3.0 sẽ áp dụng AI để có thể ngăn chặn và loại bỏ hoàn toàn các kết quả không phù hợp, chỉ chọn lọc các kết quả chính xác nhất.
- Là một dạng trí tuệ nhân tạo: Web 3.0 có khả năng tiếp nhận, xử lý và phân loại thông tin một cách chính xác giống như trí tuệ con người.
- Phi tập trung: Bất kỳ ai cũng có thể tham gia Web 3.0 để tìm kiếm và chia sẻ dữ liệu mà không cần sự cho phép của tổ chức kiểm soát.
- Tính cá nhân: Web 3.0 đề cao người dùng và họ hoàn toàn có quyền quản lý hay sử dụng tất cả thông tin và tài sản của mình.
- Minh bạch: Tất thông tin, dữ liệu trên Web 3.0 đều được công khai minh bạch.
Tìm hiểu thêm: 11 Công Cụ Marketing Online Hiện Đại Không Thể Bỏ Qua
Phân tích ưu, nhược điểm của Web 3.0
Cũng như các thế hệ Web trước, Web 3.0 cũng sở hữu những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Ưu điểm
Những ưu điểm vượt trội của Web 3.0 bao gồm:
- Quyền riêng tư và kiểm soát dữ liệu của người dùng được đảm bảo tốt hơn: Người dùng sẽ nhận được mã hóa dữ liệu để kiểm soát và bảo vệ thông tin của mình không bị rò rỉ ra bên ngoài. Mã hóa hoàn toàn không bị phá vỡ trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào, từ đó ngăn các tổ chức như Google và Apple kiểm soát hoặc tự động lấy dữ liệu của mọi người vì lợi ích riêng của họ.
- Dịch vụ liền mạch: Việc lưu trữ dữ liệu phi tập trung của Web 3.0 giúp người dùng có thể truy cập bất cứ lúc nào mà không bị ngắt quãng và nhận nhiều bản sao lưu khi máy chủ bị lỗi. Sẽ không có một tổ chức nào có khả năng dừng bất kỳ dịch vụ hoặc trang Web nào. Nhờ đó khả năng bị khóa tài khoản và từ chối các dịch vụ được giảm bớt đáng kể.
- Minh bạch: Web 3.0 loại bỏ sự phụ thuộc của người dùng vào tất cả các tổ chức phát triển nền tảng Web.
- Khả năng tiếp cận dữ liệu mở: Web 3.0 cho phép việc truy cập dữ liệu có thể thực hiện ở mọi nơi và từ mọi thiết bị.
- Nền tảng không hạn chế: Mọi người đều truy cập được mạng Blockchain nên ai cũng có địa chỉ riêng để tương tác với nhau qua mạng, không phân biệt quốc gia, giới tính, địa vị xã hội. Tính năng này sẽ giúp người dùng có thể di chuyển dữ liệu của mình đến bất kỳ đâu trên toàn thế giới một cách nhanh chóng.
- Người dùng chỉ cần tạo một hồ sơ duy nhất: Bạn chỉ cần lập một hồ sơ duy nhất là đã có thể hoạt động trên bất kỳ nền tảng nào và có toàn quyền sở hữu đối với các dữ liệu của mình.
- Xử lý dữ liệu nâng cao: Web 3.0 sử dụng trí thông minh nhân tạo để chọn những thông tin có giá trị từ một lượng lớn dữ liệu.
Tham khảo: Những Thông Tin Cần Biết Về Landing Page Và Lý Do Nên Sử Dụng
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, Web 3.0 vẫn tồn tại một số hạn chế chưa thể khắc phục như sau:
- Yêu cầu người dùng có thiết bị nâng cao: Các máy tính đời thấp không có khả năng cung cấp các tính năng đặc biệt của Web 3.0. Hiện tại, chỉ có một số lượng hạn chế người dùng có thể truy cập thế hệ Web này.
- Chưa thể áp dụng rộng rãi: Web 3.0 vẫn chưa có sự chuẩn bị tốt nhất để áp dụng rộng rãi. Nhà sáng lập cần nhiều thời gian hơn để nghiên cứu về tiến bộ công nghệ, sự bảo mật và việc sử dụng dữ liệu để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dùng.
- Làm gia tăng nhu cầu quản lý danh tiếng: Khi thông tin của người dùng sẵn có và được công khai minh bạch trên Web 3.0, chắc chắn nhu cầu quản lý danh tiếng của các thương hiệu và công ty sẽ cần gia tăng. Cụ thể, họ bắt buộc phải cung cấp được những thông tin quan trọng, có giá trị và nội dung hấp dẫn để tiếp thị qua Internet nhằm đi trước các đối thủ cạnh tranh.
- Chức năng phức tạp: Với một người dùng mới, việc tham gia Web 3.0 sẽ khá phức tạp bởi nó có sự kết hợp của các công cụ web thế hệ cũ với các công nghệ tiên tiến như AI và Blockchain. Chỉ các thiết bị tiên tiến mới có thể xử lý dữ liệu hiệu quả trên thế hệ Web này.
- Khó bảo mật: Việc dữ liệu được chia sẻ dễ dàng trên Internet cũng khiến người dùng phải đối mặt với những thông tin không an toàn, tức bị giả mạo, bị thay thế giữa lúc đang truyền đi hay mang theo mã độc và không được mã hóa.
Có nên dùng Web 3.0 hay không?
Với thắc mắc có nên dùng Web 3.0 hay không thì chúng ta cần căn cứ vào những ưu, nhược điểm và đưa ra sự so sánh với các thế hệ web khác. Cụ thể:
- Web 1.0: Chỉ có khả năng tương tác một chiều, tức người dùng chỉ lên đó đọc thông tin có trong website mà hoàn toàn không thể trao đổi, thảo luận với những người khác. Ví dụ điển hình nhất cho Web 1.0 là những website tin tức hay trang giới thiệu doanh nghiệp, tổ chức.
Có thể bạn quan tâm: Dropship Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Nền Tảng Kinh Doanh Uy Tín
- Web 2.0: Web 2.0 là phiên bản nâng cấp của Web 1.0 và được áp dụng phổ biến hiện nay. Với thế hệ Web này, chúng ta có thể tương tác đa chiều trên website bằng hình thức đăng bài, gửi tin nhắn trò chuyện, livestream,… Ví dụ điển hình nhất cho Web 2.0 chính là các trang mạng xã hội (Facebook, Youtube, Instagram, Zalo,..) hay các trang thương mại điện tử (Amazon, Shopee, Lazada,..).
- Web 3.0: Web 3.0 có sự khác biệt hoàn toàn so với web 1.0 hay website 2.0. Theo đó, nguồn dữ liệu của thế hệ Web này được phân tán và hoàn toàn phi tập trung. Như vậy, người dùng có toàn quyền với dữ liệu và hành vi của mình trên website, đồng thời được đảm bảo an toàn hơn trên Internet khi toàn bộ thông tin của đều được mã hóa. Bên cạnh đó, mọi người còn có thể kiếm được tiền thông qua những hành vi truy cập website do chính họ lập ra và quản lý.
Như vậy Web 3.0 là xu hướng không thể chối bỏ. Chắc chắn rằng các dấu ấn của thế hệ Web này sẽ rõ nét hơn đối với người dùng trong thời gian tới.
Hy vọng với bài viết trên, bạn đã hiểu rõ Web 3.0 là gì cùng những thông tin khác có liên quan. Mặc dù còn nhiều mặt hạn chế nhưng thế hệ Web này chính là hướng đi trong tương lai mà chúng ta không thể bỏ qua nếu muốn phát triển hơn nữa.