STP Là Gì? Quy Trình Xây Dựng Chiến Lược STP Marketing Hiệu Quả
Nếu là dân kinh doanh hoặc đang hoạt động trong lĩnh vực Marketing, bạn cần nắm được STP là gì. Bởi đây là chiến lược cốt lõi giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển khi mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Tìm hiểu chi tiết khái niệm và các vấn đề liên quan đến chiến lược này trong bài viết dưới đây.
[Giải đáp] STP là gì?
STP là một chiến lược Marketing nổi tiếng và được áp dụng nhiều nhất trong các doanh nghiệp hiện nay. STP chính là cụm từ viết tắt của 3 thuật ngữ tiếng Anh: Segmentation (Phân khúc thị trường), Targeting (Thị trường mục tiêu) và cuối cùng là Positioning (Định vị thương hiệu). Như vậy, hiểu một cách đơn giản nhất, STP chính là một chiến lược giúp doanh nghiệp xác định chính xác phân khúc thị trường, từ đó lựa chọn được thị trường mục tiêu và định vị thương hiệu của mình một cách hiệu quả.
Với STP, thay vì hướng đến đa dạng đối tượng khách hàng và không có sự chọn lọc, doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào một số khách hàng tiềm năng có chung một đặc điểm, đặc tính. Dựa vào sự phân loại này, chiến lược marketing sẽ được thiết kế sao cho phù hợp với thị trường mục tiêu của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu.
Các yếu tố cấu thành STP là gì?
Bên cạnh khái niệm STP là gì, người kinh doanh cũng cần hiểu rõ các yếu tố cấu thành nên chiến lược Marketing này.
Phân khúc thị trường
Trên thị trường luôn có rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đó là lý do vì sao doanh nghiệp không thể đáp ứng được tất cả nhu cầu của họ. Như vậy, chúng ta cần xác định phân khúc thị trường mục tiêu sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất và thỏa mãn yêu cầu của khách hàng tốt nhất để xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả.
Xem thêm: Hàng Tồn Kho Là Gì? 9 Bí Quyết Quản Lý Hàng Tồn Kho Hiệu Quả Nhất
Hiện nay có 4 phân khúc thị trường theo từng đặc điểm như sau:
- Yếu tố địa lý.
- Nhân khẩu học – xã hội học.
- Hành vi người dùng.
- Tâm lý người tiêu dùng.
Chọn thị trường mục tiêu
Sau khi đã xác định được phân khúc thị trường, doanh nghiệp cần chọn lựa thị trường mục tiêu. Để làm được điều này, chúng ta nên đánh giá, so sánh sự hấp dẫn của mỗi phân khúc và thâm nhập thực tế vào các thị trường tốt nhất. Cuối cùng đề ra các chiến lược Marketing phù hợp với thị trường mục tiêu đã lựa chọn.
Lời khuyên dành cho những doanh nghiệp tài chính tốt cùng nguồn nhân lực dồi dào chính là hướng tới Marketing đại trà. Ngược lại, nếu hạn hẹp về vốn cũng như nhân lực, tốt nhất nên sử dụng chiến lược Marketing cá nhân.
Định vị sản phẩm
Định vị sản phẩm trên thị trường chính là cách mà doanh nghiệp giới thiệu và tạo dấu ấn sản phẩm của mình tới khách hàng để họ ghi nhớ. Công việc này sẽ giúp chúng ta xác định đúng hướng đi cho mình, tập trung nguồn lực, xác định đúng chiến thuật Marketing để tạo lợi thế và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Doanh nghiệp có thể định vị sản phẩm có thể dựa trên một số yếu tố như sau:
- Thuộc tính của sản phẩm.
- Lợi ích mà sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp có thể đem lại cho khách hàng.
- Đối tượng khách hàng.
- So sánh sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp với đối thủ cạnh tranh.
Tìm hiểu thêm: Co – Founder Là Gì? Bí Quyết Tìm Kiếm Người Đồng Sáng Lập Phù Hợp
Tìm hiểu vai trò của STP đối với doanh nghiệp
Chiến lược STP đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định tới sự sống còn của một doanh nghiệp. Cụ thể:
- Tạo lợi thế cạnh tranh đến cho doanh nghiệp: Việc tập trung nguồn lực, hướng đến một nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược Marketing phù hợp để thu hút họ. Nhờ đó mà khách hàng có ấn tượng tốt hơn về doanh nghiệp, thuyết phục họ mua sản phẩm của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh.
- Tăng doanh số bán hàng: Khi sử dụng chiến lược STP, doanh nghiệp có thể tăng doanh số bán hàng của mình một cách hiệu quả bằng việc xác định chính xác lợi thế cạnh tranh và thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng.
- Giúp xây dựng chiến lược Marketing phù hợp: Mỗi phân khúc thị trường và từng nhóm đối tượng khách hàng sẽ có những nhu cầu khác nhau. Vì vậy, nếu xác định được phân khúc và khách hàng chính xác cần hướng tới, doanh nghiệp có thể dễ dàng lên kế hoạch và triển khai chiến lược Marketing phù hợp.
Quy trình 4 bước xây dựng chiến lược STP Marketing hiệu quả
Quy trình áp dụng chiến lược STP thông thường sẽ bao gồm 4 bước cơ bản như sau:
Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, xử lý và phân tích, đánh giá những thông tin liên quan đến khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Hoạt động này giúp doanh nghiệp triển khai chiến lược Marketing phù hợp nhất để cải thiện trải nghiệm khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm bớt rủi ro trong kinh doanh.
Các doanh nghiệp nên nghiên cứu thị trường thông qua 1 quy trình 7 bước như sau:
- Bước 1: Xác định thị trường mục tiêu là gì.
- Bước 2: Xây dựng chân dung khách hàng gồm các yếu tố: Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích, thói quen tiêu dùng,…
- Bước 3: Xác định nhóm khách hàng cụ thể và tiến hành khảo sát.
- Bước 4: Phân tích các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
- Bước 5: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp.
- Bước 6: Thiết kế câu hỏi để khảo sát khách hàng.
- Bước 7: Tổng kết dữ liệu thu thập được sau khi nghiên cứu thị trường.
Tham khảo: Inbound Marketing Là Gì? Ưu Điểm Và Các Giai Đoạn Quan Trọng
Xác định và lựa chọn phân khúc thị trường
Khi đã thực hiện xong bước nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp cần xác định được phân khúc thị trường cần hướng đến theo quy trình 4 bước như sau:
- Bước 1: Xác định chính xác và hiểu rõ nhân khẩu học và khách hàng hiện tại của doanh nghiệp.
- Bước 2: Tìm đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Bước 3: Xác định phân khúc thị trường phù hợp.
- Bước 4: Phân tích và đánh giá hiệu quả mà phân khúc thị trường đã lựa chọn có thể mang lại cho doanh nghiệp.
Xác định thị trường mục tiêu của doanh nghiệp
Bước thứ 3 trong quy trình xây dựng chiến lược STP hiệu quả chính là lựa chọn thị trường mục tiêu. Đó là thị trường phù hợp nhất với sản phẩm và với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Để lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp, doanh nghiệp cần thực hiện tuần tự 6 bước sau:
- Bước 1: Tìm hiểu Niche Market – tức thị trường ngách.
- Bước 2: Tìm hiểu về khách hàng hiện tại của doanh nghiệp.
- Bước 3: Phân tích số liệu sau quá trình thu thập.
- Bước 4: Tìm hiểu kỹ về ưu, nhược điểm của đối thủ cạnh tranh.
- Bước 5: Phân tích tính năng và lợi ích sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp
- Bước 6: Đưa ra đánh giá chi tiết về hiệu quả của thị trường mục tiêu.
Có thể bạn quan tâm: Giải Đáp Khái Niệm Giá Vốn Hàng Bán Là Gì? Vai Trò Và Cách Tính
Định vị thương hiệu
Để định vị thương hiệu, đầu tiên doanh nghiệp cần xây dựng Positioning Map – tức bản đồ định vị. Đây là loại bản đồ gồm 2 trục tọa độ. Trong đó mỗi trục thể hiện một giá trị hoặc thuộc tính khác nhau của sản phẩm. Hai yếu tố cần có khi lập bản đồ định vị mà doanh nghiệp không được bỏ qua là phân khúc giá và và các thuộc tính thể hiện chất lượng sản phẩm.
Tiếp theo, dựa trên những nghiên cứu về các hoạt động Marketing khác nhau, doanh nghiệp có thể xác định vị trí thương hiệu của mình và đối thủ trên hệ trục tọa độ. Từ đó đưa ra so sánh, phân tích để lựa chọn phương án định vị một cách hiệu quả nhất. Cuối cùng, doanh nghiệp hãy lên kế hoạch xây dựng Marketing tổng hợp.
Thực sự không quá khó để có thể hiểu rõ STP là gì. Tuy nhiên, đây lại là một khái niệm vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng cần nắm vững. Không chỉ giúp tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh số bán hàng, nó còn hỗ trợ chúng ta xây dựng một chiến lượng Marketing phù hợp và hiệu quả nhất.