Tìm Hiểu Figma Là Gì? Những Ưu Điểm Và Hướng Dẫn Sử Dụng
Với những ai đang tìm hiểu hay làm những công việc liên quan đến thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng (UI/UX), Figma là một trong những công cụ mà bạn không thể bỏ qua. Để biết Figma là gì cũng như những ưu điểm và hướng dẫn sử dụng hiệu quả, các bạn hãy tham khảo những thông tin liên quan trong bài viết dưới đây.
Chuyên gia giải đáp Figma là gì?
Figma là phần mềm chuyên biệt bao gồm nhiều công cụ được các designer sử dụng để thiết kế giao diện website, ứng dụng trực tuyến trên nền tảng đám mây. Bản thử nghiệm của Figma được ra mắt thị trường lần đầu vào năm 2015, sau đó được chính thức đưa vào sử dụng kể từ tháng 9 năm 2016. Ngay thời điểm đó, Figma đã được đánh giá là một trong những công cụ thiết kế phù hợp với mọi Designer website.
Với việc thu hút sự quan tâm của nhiều người sử dụng, đến năm 2019, Figma Community đã ra đời, là địa chỉ để các nhà thiết kế website có thể xuất bản các tác phẩm của mình để người khác xem và tham khảo.
Tiếp tục đà phát triển, đến tháng 04 năm 2021, Figma đã phát triển thêm công cụ FigJam giúp người dùng có thể sử dụng các công cụ hữu ích như ghi chú, vẽ hoặc thêm vào các biểu tượng cảm xúc.
Do Figma được cung cấp hoàn toàn miễn phí nên đây là sự lựa chọn được nhiều người dùng vô cùng yêu thích.
Xem thêm: Engagement Là Gì? Cách Đo Chỉ Số Tương Tác Trên Fanpage Facebook
Những ưu điểm của Figma là gì?
Không chỉ được cung cấp hoàn toàn miễn phí, Figma còn ghi điểm trước người dùng do sở hữu vô vàn những ưu điểm vượt trội, cụ thể:
- Ưu điểm lớn nhất của Figma là có tính tương thích cao, có thể truy cập và sử dụng trên thiết bị chạy hệ điều hành phổ biến hiện nay như Windows, MacOS hay thậm chí là Linux, miễn sao máy bạn có kết nối internet.Thực tế, hiện nay đây là công cụ thiết kế duy nhất có thể làm được điều này giúp bạn dễ dàng mở, chia sẻ hay chỉnh sửa một file Figma dù đang sử dụng bất kỳ hệ điều hành nào.
- Figma là công cụ hỗ trợ làm việc nhóm hiệu quả, các thành viên có thể làm việc với nhau một cách dễ dàng tương tự như khi hoạt động trên Google Docs. Mỗi thành viên trong nhóm đang xem hoặc chỉnh sửa file sẽ đều hiển thị avatar trên thanh công cụ với tên riêng. Ngoài ra, mọi thay đổi trong file cũng được cập nhật để bạn có thể theo dõi quá trình thiết kế một cách dễ dàng.
- Figma còn thu hút người dùng bởi khả năng chia sẻ file đơn giản và nhanh chóng khi đã hoàn thiện sản phẩm. Bạn có thể chia sẻ file Figma bằng cách copy link dẫn và gửi cho mọi người, phân quyền chỉnh sửa Link to selected frame để người dùng có thể xem được thiết kế ngay thời điểm bạn chia sẻ.
- Figma mang đến tính năng design và prototyping giúp feedback nhanh chóng, bạn có thể theo dõi bình luận qua Slack hoặc Email. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tính năng này để xem xét, ghi lại các ý kiến đóng góp của mọi người và sửa file ngay lập tức trong các cuộc họp để hoàn thiện thiết kế nhanh chóng, chuẩn xác.
- Toàn bộ thiết kế đều được lưu trữ online trên hệ thống điện toán đám mây. Nhờ đó, nếu đang thiết kế và bị ngắt kết nối hoặc thiết bị lỗi, bạn sẽ không còn phải lo lắng về việc mất file do các dữ liệu trên Figma đều có thể lấy lại chỉ với một vài thao tác đơn giản. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tạo và sắp xếp file theo các mục lưu trữ với mỗi file chia ra làm nhiều page để có thể quản lý dễ dàng và tránh được các rủi ro không mong muốn.
- Kho Plugin phong phú, đa dạng đáp ứng hầu hết nhu cầu của người dùng hiện nay. Đặc biệt, kho plugin trên Figma thì ít lỗi hơn so với Sketch, yếu tố này được xem bước tiến mới của Figma khiến các nhà thiết kế cảm thấy hài lòng.
- Figma được tích hợp sẵn File Versioning cho phép người dùng lưu trữ lại trạng thái của file design bất cứ lúc nào và không cần lo lắng về tracking version. Tuy nhiên, chức năng này đang bị hạn chế cho người dùng miễn phí, nên bạn chỉ có thể xem lại lịch sử sửa file trong 30 ngày gần nhất. Với những người không muốn dùng tính năng này để lưu trữ version cho file design, bạn có thể lựa chọn sử dụng các page riêng khi muốn sửa đổi file design. Trong trường hợp muốn xem lại version bất kỳ, bạn chỉ cần chuyển sang trang thích hợp.
Có thể bạn quan tâm: CPM Là Gì? Phân Tích Ưu, Nhược Điểm Của Hình Thức Quảng Cáo Này
- Tích hợp sẵn Prototyping giúp bạn và các thành viên có thể truy cập ngay lập tức, xem và tái sử dụng các component trong các dự án khác nhau. Khi sử dụng Figma, bạn không cần dùng đến các công cụ hỗ trợ prototyping như Marvel, Invision hoặc xuất ra file hình để chuyển tới các bộ phận liên quan như trước đây. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là các component này sẽ tự động cập nhật trên tất cả các file nếu người tạo có những thay đổi.
- Figma xuất được đa dạng file ảnh sắc nét do thiết kế hình ảnh dưới dạng vector. Bạn có thể lưu ảnh với nhiều định dạng khác nhau như PNG, SVG, JPG hay thậm chí là PDF. Đây là điểm đáng chú ý nhất khi tìm hiểu ưu điểm của Figma là gì.
Hướng dẫn các bước cài đặt và sử dụng Figma cơ bản
Sau khi tìm hiểu về khái niệm Figma là gì cũng như một số ưu điểm của công cụ này, cách cài đặt và sử dụng công cụ Figma là điều được nhiều người dùng quan tâm, tìm hiểu.
Hiện nay, có 2 cách dùng mà bạn có thể lựa chọn gồm truy cập và đăng nhập vào https://www.figma.com và tải phần mềm về máy tính thông qua https://www.figma.com/downloads/. Với cả 2 cách trên, bạn đều cần tạo tài khoản và đăng nhập trước khi sử dụng. Do đó, bạn có thể tham khảo các bước thực hiện cụ thể như sau:
Xem thêm: Web 3.0 Là Gì? Ưu, Nhược Điểm Và Các Tính Năng Đặc Biệt Của Web 3.0
Tạo tài khoản trên Figma
Việc tạo tài khoản sẽ giúp bạn sử dụng công cụ Figma dễ dàng và trải nghiệm những tính năng quan trọng trên phần mềm này.
- Bước 1: Để tạo tài khoản, bạn hãy truy cập https://www.figma.com hoặc mở phần mềm đã tải về trên máy tính.
- Bước 2: Bạn hãy nhấn chọn Try Figma for free.
- Bước 3: Tiếp đến bạn có thể đăng ký sử dụng Figma với tài khoản Google hoặc thực hiện đăng ký qua Email, nhấn chọn Create Account.
- Bước 4: Bạn cần điền đầy đủ các thông tin về bản thân sau đó tiếp tục nhấn Create Account.
- Bước 5: Bạn sẽ nhận được thông báo gửi đến Email, lúc này hãy truy cập Email để kích hoạt tài khoản.
- Bước 6: Khi tài khoản được kích hoạt thành công, bạn đăng nhập và bắt đầu thực hiện Project của mình.
Hướng dẫn sử dụng Figma cơ bản
Sau khi đăng nhập, Figma sẽ tự động điều hướng bạn đến màn hình quản lý các Projects. Khi quan sát trên màn hình bạn sẽ thấy cột bên trái sẽ là các Projects đã thực hiện và cột bên phải là menu.
Khi nhấn vào từng Project, bạn sẽ thấy xuất hiện các thiết kế tại Project đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo một Project mới bằng cách nhấn vào icon dấu cộng (+). Lúc này, màn hình hiển thị gồm có:
- Khung phía bên trái chính là các màn hình giao diện, giúp người dùng có thể thiết kế trên cùng một khung hình hàng chục Artboards.
- Khung giữa là nơi người dùng có thể tiến hành vẽ trực tiếp.
- Khung phía bên phải gồm có chứa các Option điều chỉnh các thông số cho thiết kế với các tab như Prototype, Design, Code,…
Tìm hiểu ngay: Ads Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Ads Trong Marketing Online
Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp giải đáp thắc mắc Figma là gì cũng như một số ưu điểm của công cụ này. Để sử dụng Figma thành thạo đòi hỏi bạn phải kiên trì học hỏi cũng như thường xuyên áp dụng trong việc thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng (UI/UX).