Session Là Gì? Vai Trò Và Cách Tính Phiên Trong Google Analytics

Session là một thuật ngữ không còn quá xa lạ với các lập trình viên. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu về website có thể vẫn chưa hiểu hết về nó. Thực tế session là gì và vai trò của nó quan trọng thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề quan trọng trong bài viết dưới đây.

Session là gì? Tìm hiểu cơ chế hoạt động

Session là một phiên làm việc trong lập trình website, có mối liên kết với cơ sở dữ liệu (database). Session thường bắt đầu được kích hoạt khi người dùng mở ứng dụng lên và kết thúc khi họ tắt ứng dụng. Chúng ghi lại thời lượng và tần suất sử dụng ứng dụng của người dùng để báo cáo cho phát triển, nhà tiếp thị và quản lý thời gian mà người dùng sử dụng ứng dụng hay website. Ví dụ, dữ liệu của phiên làm việc có thể lưu trữ khoảng thời gian trung bình một ngày bạn dành ra để tương tác với ứng dụng đó.

Xem thêm: Engagement Là Gì? Cách Đo Chỉ Số Tương Tác Trên Fanpage Facebook

Định nghĩa session là gì
Định nghĩa session là gì

Cơ chế hoạt động của một session khá đơn giản, cụ thể như sau: Khi có người dùng truy cập vào ứng dụng hoặc website, họ sẽ được cấp mã ID để đăng nhập vào phiên làm việc, chứa tất cả dữ liệu duyệt web của người dùng từ đầu phiên tới cuối phiên. Session có thể thu thập một số dữ liệu liên quan tới người dùng như: Trang nhóm mà người dùng đã truy cập, thông tin cá nhân của khách hàng từ form đăng ký, với các website mua bán, những người quản trị website có thể biết được những sản phẩm khách hàng đã xem hoặc thêm vào giỏ hàng.

Mỗi session chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào cài đặt của chủ website. Điều đó có nghĩa là kết thúc thời gian đã đặt trước, phiên sẽ tự động xóa lịch sử, tạo thêm ID mới cho đến khi người dùng thoát ra ngoài.

Vai trò của session là gì?

Đối với những quản trị viên website, việc hiểu rõ thông tin truy cập web của từng khách hàng là điều cần thiết để phát triển trang web theo nhu cầu của khách. Nếu như bạn đang sở hữu một website bán hàng, một số vai trò của session bạn có thể nhận được như:

Có thể bạn quan tâm: Lead Là Gì Trong Marketing? Phân Biệt 3 Loại Lead Cơ Bản Nhất

Session giúp chủ web quản lý được lịch sử người dùng trang web
Session giúp chủ web quản lý được lịch sử người dùng trang web
  • Chủ web có thể biết được lượng truy cập web của từng người dùng và phân biệt được lượt truy cập của từng thiết bị khác nhau. Từ đó chúng ta dễ dàng đưa ra những đánh giá về hiệu quả hoạt động của website.
  • Session giúp quản trị viên web biết được lịch sử các sản phẩm được thêm vào giỏ hàng nhiều nhất. Chủ website dễ dàng lấy được thông tin những mặt hàng đó.
  • Đặc biệt, khi nắm giữ được lịch sử phiên làm việc của khách hàng, bạn có thể tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng trên website.

Phân biệt session và cookie

Cookie cũng là một thuật ngữ quen thuộc trong quản trị website. Đó là dữ liệu lưu trữ phiên làm việc với máy của người dùng, trong khi session lưu trữ phiên làm việc với máy chủ. Do đó vẫn còn nhiều người mới tìm hiểu website bị nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này. Dưới đây là bảng so sánh tính chất, đặc điểm của session với cookie:

Session

Cookie

Không được hiển thị và lưu trữ trong trình duyệt của người dùng

Hiển thị và lưu trữ trong trình duyệt phía người dùng

Dữ liệu của session chỉ hiển thị với máy chủ

Dữ liệu của cookie hiển thị với máy người dùng

Khó chỉnh sửa dữ liệu

Dễ chỉnh sửa dữ liệu

Nếu tắt trình duyệt sẽ mất hết dữ liệu lướt web

Dữ liệu trong cookie vẫn luôn có sẵn và có thể xem lại bất cứ khi nào cần

Cách tính một session trong Google Analytics

Google cung cấp cho người dùng dịch vụ miễn phí Google Analytics để theo dõi, thống kê những người đã vào trang web với nhiều yếu tố: Thời gian truy cập, thiết bị truy cập. Vậy Google Analytics tính một session như thế nào?

Sau 30 phút không tương tác

Tính từ lúc người dùng bắt đầu ấn vào trang web, nếu họ có bất kỳ hoạt động tương tác nào với trang bất kể là các thao tác cơ bản thì phiên làm việc sẽ kết thúc sau 30 phút.
Ví dụ: Khi một người truy cập vào website, nhưng sau đó họ đi ra ngoài và 30 phút sau mới quay lại, lúc này Google Analytics đã nhận diện được và kết thúc session đó, chuyển sang session mới.

Nếu người dùng có vào website trong 30 phút đó thì lúc này thời gian kết thúc session sẽ tính thêm dữ liệu 30 phút nữa kể từ tương tác cuối cùng. Ví dụ sau sẽ giúp bạn hiểu vấn đề hơn: Người dùng truy cập website lúc 8:00 và đi nhận hàng từ shipper thì Google Analytics tự động tính thời gian kết thúc session là 8:30 nhưng lúc 8:05 họ quay trở lại, thực hiện bất kỳ một hành động trên trang mạng đó thì thời gian kết thúc phiên làm việc sẽ là 8:35. Nếu người dùng tiếp tục tương tác thì thời gian sẽ được cộng thêm 30 phút như ví dụ đã nêu trên.

Tham khảo: Inbound Marketing Là Gì? Ưu Điểm Và Các Giai Đoạn Quan Trọng

Cách session hoạt động trong Google Analytics
Cách session hoạt động trong Google Analytics

Tự động kết thúc phiên làm việc sau 12 giờ không sử dụng

Mỗi phiên làm việc (session) sẽ tự động biến mất sau 12 giờ được khởi tạo. Giả dụ người dùng truy cập trang web vào 12 giờ trưa hôm nay thì đến 0h sáng mai khi truy cập vào trang web, Google đã tính đó là một session mới, còn session kia chính thức biến mất và bị xóa dữ liệu hoàn toàn.

Một vài trường hợp khác

Khách truy cập vào website từ nhiều cách tìm kiếm khác nhau, vì vậy mỗi khi từ khoá của người dùng thay đổi thì Google Analytics sẽ lại tính là một session mới.
Ví dụ: Đầu tiên người dùng truy cập website của bạn thông qua nguồn tìm kiếm trả phí với từ khóa “Vai trò của marketing mix là gì ?” nhưng sau đó họ tiếp tục truy cập vào website bằng nguồn tự nhiên với cùng một từ khóa như trên thì lúc này Google Analytics sẽ được tính cho người dùng là 2 session khác nhau vì nguồn tìm kiếm của người dùng thay đổi.

Trên đây là những nội dung về khái niệm session là gì cũng như cách một session được tính khi duyệt web. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp hết những thắc mắc về session và các vấn đề liên quan

HỢP TÁC ĐỒNG HÀNH

Hành động nhỏ tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy cùng nhau hành động vì một cộng đồng Phát triển & Hạnh phúc bền vững!