Kế Hoạch Kinh Doanh Spa Là Gì? 10 Bước Lập Kế Hoạch Hiệu Quả Nhất

Một trong những vấn đề quan trọng bạn cần chú ý khi muốn bắt đầu mở tiệm spa đó là lên kế hoạch kinh doanh spa chi tiết, cụ thể. Kế hoạch đi kèm sự chuẩn bị tốt sẽ tạo điều kiện để cửa tiệm của bạn hoạt động ổn định và dễ dàng thành công. Nếu còn đang mơ hồ về vấn đề này, bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu các bước lập kế hoạch hiệu quả nhất.

Kế hoạch kinh doanh spa là gì?

Khi có ý định kinh doanh bất cứ ngành nghề, loại hình nào, bạn cũng cần có kế hoạch cụ thể làm kim chỉ nam cho các hoạt động của tổ chức trong tương lai. Đối với lĩnh vực spa, lập kế hoạch là bước quan trọng đầu tiên.

Kế hoạch kinh doanh spa chính là bản phác thảo những dự định, phương hướng, yếu tố cần chuẩn bị và thực hiện để quá trình kinh doanh spa đạt hiệu quả cao nhất. Thông qua đó, bạn có thể nắm rõ tình hình thị trường, xác định được tập khách hàng mục tiêu cùng những công việc cần được hoàn thành theo mốc thời gian đã xác định.

Dựa vào bản kế hoạch, người quản lý hoặc chủ tiệm có thể dễ dàng so sánh, đánh giá tình hình kinh doanh thực tế, đồng thời nhanh chóng có giải pháp cải tiến, thay đổi nếu có vấn đề phát sinh hoặc chưa thực sự phù hợp với đặc điểm của tiệm spa.

Kế hoạch kinh doanh spa thể hiện những định hướng, mục tiêu kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh spa thể hiện những định hướng, mục tiêu kinh doanh

10 bước lập kế hoạch kinh doanh spa dễ thành công nhất

Nếu muốn hoạt động kinh doanh của spa thuận lợi, hiệu quả, tránh được những rủi ro gây tổn thất nặng nề, bạn cần có kế hoạch kinh doanh spa chi tiết, cụ thể, có tính khả thi và phù hợp với năng lực, đặc điểm của cửa tiệm.

Nghiên cứu thị trường

Kinh doanh spa những năm gần đây đang phát triển mạnh mẽ, có tập khách hàng lớn, tuy nhiên mức độ cạnh tranh rất cao. Do đó khi chuẩn bị bước chân vào lĩnh vực này, bạn cần dành thời gian nghiên cứu thật kỹ về thị trường mục tiêu, xu hướng làm đẹp thời gian hiện tại và tương lai.

Lúc này bạn cũng cần nghiên cứu những đặc điểm của tập khách hàng mục tiêu về độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, hành vi, thói quen, nhu cầu,…. để có sự chuẩn bị tốt nhất và dễ dàng làm thỏa mãn những đối tượng này. Ngoài ra, nghiên cứu thị trường còn bao gồm việc phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình. Nếu bạn kinh doanh spa nhỏ, hãy chú ý đến tiệm spa mini ở khu vực gần nơi bạn đặt tiệm, ngược lại, quy mô kinh doanh của bạn lớn hơn, cần phân tích những đối thủ lớn, đang hoạt động ổn định trên thị trường.

Việc phân tích thị trường giúp bạn xác định rõ mục tiêu cho từng giai đoạn kinh doanh như: Tăng độ nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng, cạnh tranh, mục tiêu lợi nhuận,…. Từ đó mọi hoạt động của cửa tiệm sẽ tập trung để đạt được những mục tiêu này.

Xem thêm: Chia Sẻ Chiến Lược Kinh Doanh Spa Hiệu Quả, Dễ Thành Công Nhất

Lựa chọn mô hình kinh doanh spa phù hợp nhất

Hiện nay tại Việt Nam đã du nhập rất nhiều mô hình kinh doanh spa từ các nước tiên tiến, có thể kể đến như: Day Spa, Beauty Spa, Clinic Spa, Home Spa, Destination Spa, Hotel Spa,… Mỗi loại hình có ưu nhược điểm, tập khách hàng, các dịch vụ và có những yêu cầu về vốn, thiết bị khác nhau. Vậy nên bạn cần phân tích được đặc điểm, khả năng của bản thân, đồng thời dựa vào mục tiêu kinh doanh để chọn được mô hình phù hợp nhất.

Khi đã chọn được mô hình để theo đuổi, bạn cũng nên chọn ra những dịch vụ là thế mạnh, có khả năng cạnh tranh được với đối thủ, thu hút khách hàng và làm họ hài lòng để đầu tư thời gian, tiền bạc và công sức. Tránh tình trạng đầu tư dàn trải vừa làm tốn nhiều chi phí, vừa không đảm bảo chất lượng dịch vụ khi cung cấp đến khách hàng, dẫn đến hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

Cần lựa chọn mô hình kinh doanh spa phù hợp
Cần lựa chọn mô hình kinh doanh spa phù hợp

Kế hoạch kinh doanh spa – Chuẩn bị nguồn vốn

Kế hoạch kinh doanh spa không thể thiếu hạng mục chuẩn bị vốn. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến vấn đề bạn có mở được tiệm spa hay không, hoạt động kinh doanh có đảm bảo ổn định không.

Rất nhiều người khi có ý định kinh doanh nhưng vẫn chưa biết mở spa cần bao nhiêu vốn. Khi bước chân vào lĩnh vực này, số tiền bạn bỏ ra không hề nhỏ, sẽ dành cho việc thuê mặt bằng, mua trang thiết bị máy móc, thuê nhân viên, chi phí vận hành,….

Theo nghiên cứu, để mở một cửa tiệm spa nhỏ cần khoảng 300 – 500 triệu, trong khi kinh doanh spa quy mô lớn, nhiều dịch vụ sẽ cần ít nhất 700 triệu đồng. Ngoài khoản tiền cố định cho việc mở spa, bạn cần chuẩn bị khoản dự trù để dùng khi có vấn đề phát sinh hoặc trong thời gian đầu kinh doanh chưa có lãi.

Lúc này hãy có kế hoạch chi tiết để xác định chính xác từng khoản cần chi tiêu, đồng thời cân đối thu, chi, tiết kiệm những khoản không cần thiết để tận dụng nguồn vốn một cách tối ưu nhất.

Tìm vị trí mở tiệm spa

Để mở tiệm spa, vấn đề mặt bằng có ảnh hưởng rất lớn. Spa là loại hình cung cấp dịch vụ làm đẹp, chăm sóc sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ, do đó địa điểm của tiệm cần dễ tìm, tốt nhất nên ở khu dân cư đông và nhiều người qua lại.

Nếu bạn chọn mặt bằng ở trung tâm thành phố, cần xác định số vốn bỏ ra sẽ lớn nhưng lượng khách hàng tiềm năng cũng cao hơn. Trong khi nếu đặt vị trí xa trung tâm, ít người qua lại, tiền thuê rẻ hơn nhưng khách hàng không nhiều, dẫn đến kinh doanh không hiệu quả.

Bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định thuê mặt bằng. Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính, nhu cầu khách hàng và mức độ cạnh tranh ở khu vực xung quanh.

Có thể bạn quan tâm: Tham Khảo Cách Quản Lý Nhân Viên Spa Đơn Giản Và Hiệu Quả

Lựa chọn mặt bằng kinh doanh ở trung tâm thành phố có giá thuê rất lớn
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh ở trung tâm thành phố có giá thuê rất lớn

Đầu tư mua trang thiết bị máy móc cho spa

Trang thiết bị máy móc chính là một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng của các dịch vụ mà spa của bạn cung cấp. Vấn đề chọn mua thiết bị sẽ phụ thuộc vào loại hình kinh doanh cụ thể mà bạn đang theo đuổi vì mỗi mô hình cung cấp dịch vụ khác nhau, khi đó thiết bị cần dùng cũng không giống nhau.

Những thiết bị cơ bản thường có tại spa bao gồm: Giường, ghế spa, máy soi da, máy hút mụn, đèn laser, dụng cụ chăm sóc da cơ bản, máy móc chăm sóc da chuyên sâu,…

Đối với từng dịch vụ khác nhau sẽ yêu cầu dụng cụ khác nhau:

  • Spa massage: Ngoài giường, ghế massage, bạn cần đầu tư đá cuội, nến thơm, khăn, dụng cụ massage, bấm huyệt, máy giãn cơ,…
  • Spa chăm sóc da: Chọn mua máy phun sương, máy xông hơi, máy xóa tàn nhang, trị mụn, thiết bị trẻ hóa da, lăn kim,….
  • Spa có phun xăm: Đầu tư máy xăm và thiết bị xóa xăm,…

Chi phí để sắm thiết bị, máy móc tại spa không hề nhỏ, do đó bạn nên liệt kê toàn bộ vật dụng cần mua, cân đối ngân sách phù hợp, có thể ưu tiên mua đồ được thanh lý từ các spa khác để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên dù là mua mới hay mua hàng thanh lý, bạn cần đảm bảo sản phẩm chất lượng, an toàn trong quá trình thực hiện dịch vụ cho khách hàng.

Đặt tên và logo thương hiệu

Đối với các tiệm spa cần có tên và logo riêng để khách hàng dễ dàng nhận biết, phân biệt với đối thủ cạnh tranh. Vấn đề đặt tên tiệm không hề khó, tuy nhiên bạn cần đảm bảo tên dễ nhớ, dễ hình dung, mang ý nghĩa liên quan và khác biệt so với đối thủ, khi đó sẽ được khách hàng đón nhận hơn. Bạn có thể đặt tên theo các loại thảo dược đặc biệt của cửa tiệm, đặt theo tên của bản thân, sở thích riêng hoặc tên theo các nước có mô hình spa phát triển.

Ngoài ra, thiết kế logo cần đảm bảo gây được ấn tượng, dễ nhận biết, thể hiện rõ ý nghĩa, phong cách của tiệm spa. Nếu không tự tin làm việc này, bạn nên thuê người thiết kế bên ngoài để đảm bảo được các yếu tố đẹp, độc đáo và thu hút.

Chú ý đặt tên và logo spa ấn tượng, thu hút
Chú ý đặt tên và logo spa ấn tượng, thu hút

Đăng ký giấy phép kinh doanh spa theo quy định

Khi kinh doanh cần có giấy phép đăng ký theo đúng pháp luật. Mỗi hình thức kinh doanh spa sẽ cần giấy tờ và điều kiện đăng ký khác nhau. Nếu bạn mở cửa tiệm spa cung cấp dịch vụ xoa bóp bấm huyệt, hút mỡ, nâng mũi, độn cằm, chỉnh sửa khuôn mặt sẽ cần yêu cầu cao hơn về vấn đề pháp luật.

Do đó bạn cần lựa chọn được mô hình kinh doanh trước khi tiến hành đăng ký giấy phép kinh doanh. Quá trình đăng ký và hoàn tất thủ tục có thể được thực hiện tại UBND phường/xã nơi spa đang hoạt động. Lúc này bạn cần đảm bảo tiêu chuẩn về điều kiện cơ sở vật chất, không gian và khu vực thực hiện các dịch vụ sạch sẽ, an toàn, riêng tư. Bên cạnh đó, máy móc, trang thiết bị và mỹ phẩm được dùng cần có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Đặc biệt đội ngũ chuyên viên phải có chứng chỉ hành nghề, có kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực spa.

Tìm hiểu thêm: Đào Tạo Quản Lý Spa Gồm Những Gì? Lợi Ích Nhận Được Khi Tham Gia

Trang trí không gian của tiệm spa

Vấn đề thiết kế, bày trí không gian của tiệm spa cần được chú ý vì nó tác động đến những trải nghiệm của khách hàng, góp phần quyết định việc khách có quay lại sử dụng dịch vụ của bạn hay không.

Phong cách trang trí spa cần phù hợp với mô hình kinh doanh và đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn đang hướng đến. Ưu tiên lựa chọn màu sắc nhẹ nhàng, hài hòa cùng âm thanh, mùi hương thoang thoảng để giúp khách hàng có được phút giây thư giãn trọn vẹn. Đồng thời bạn có thể sử dụng tranh, ảnh, cây cảnh để trang trí giúp tiệm spa thêm bắt mắt và chuyên nghiệp. Việc sắp xếp nội thất, máy móc thiết bị cần gọn gàng để tạo độ rộng cho không gian và không làm cho khách hàng khó chịu.

Trang trí spa là việc làm đòi hỏi kinh nghiệm, do đó bạn có thể lựa chọn phương án thuê đơn vị bên ngoài và nêu ra ý tưởng, phong cách, mong muốn để họ thực hiện, đảm bảo cửa tiệm của bạn sang trọng, đẹp và ấn tượng nhất với khách hàng.

Trang trí không gian spa bắt mắt sẽ tạo được ấn tượng với khách hàng
Trang trí không gian spa bắt mắt sẽ tạo được ấn tượng với khách hàng

Tuyển chọn và đào tạo nhân viên của spa

Nhân viên tại spa là người trực tiếp giao tiếp và thực hiện dịch vụ cho khách hàng, do đó bạn cần chú ý đến vấn đề tuyển chọn, đào tạo và quản lý nhân viên để tránh làm ảnh hưởng đến cảm nhận và sự hài lòng của khách.

Đầu tiên, hãy ưu tiên lựa chọn những người có kiến thức chuyên môn, tay nghề cao, đã từng có kinh nghiệm làm việc tại spa, thẩm mỹ viện và đặc biệt phải có thái độ tốt, tinh thần học hỏi và trách nhiệm cao với công việc.

Bên cạnh đó, hãy có kế hoạch thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo, hướng dẫn nhân viên để trau dồi kiến thức, kỹ năng, đảm bảo họ cung cấp dịch vụ chất lượng nhất đến khách hàng. Ngoài ra, thường xuyên lắng nghe ý kiến, mong muốn của nhân viên và giúp đỡ họ khi cần thiết cũng góp phần tạo ra môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp để nhân viên cống hiến và nâng cao kết quả công việc.

Kế hoạch kinh doanh spa – Xây dựng chiến lược marketing

Trong kế hoạch kinh doanh spa không thể thiếu các chiến lược marketing vì đây là hoạt động thu hút giữ chân khách hàng, tăng độ nhận diện và tăng hiệu quả kinh doanh cho cửa tiệm của bạn.

Marketing vô cùng rộng, do đó bạn cần dựa vào mục tiêu, ngân sách, đối tượng khách hàng và đặc điểm cửa tiệm của mình để lựa chọn hình thức phù hợp. Bạn có thể chọn đăng bài quảng cáo trên trang mạng xã hội và kênh truyền thông online để tăng độ nhận diện thương hiệu, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức chương trình khuyến mãi, ưu đãi nhằm tri ân khách hàng cũng là ý tưởng kinh doanh spa bạn nên áp dụng để giữ chân khách cũ, thu hút khách mới và cạnh tranh với đối thủ.

Hãy cân nhắc lựa chọn các kênh marketing như phát tờ rơi, truyền thông qua báo chí, internet, gửi email hoặc sms,…. đảm bảo phù hợp ngân sách và dễ dàng được khách hàng mục tiêu đón nhận.

Tham khảo: Điểm Danh 16 Phần Mềm Quản Lý Bán Hàng Được Tin Dùng Nhất

Bạn có thể lên kế hoạch kinh doanh spa với các chương trình khuyến mãi
Bạn có thể lên kế hoạch kinh doanh spa với các chương trình khuyến mãi

Một số lưu ý quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh spa

Để có thể lập được một kế hoạch kinh doanh spa phù hợp, có tính khả thi cao, giúp cho quá trình kinh doanh của bạn thuận lợi, cần chú ý đến những vấn đề sau:

  • Bạn cần trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn, kỹ năng liên quan đến việc quản lý spa, thực hiện dịch vụ cho khách, quản lý nhân viên để giúp tiệm của mình hoạt động hiệu quả, tránh rủi ro.
  • Trước khi mở tiệm, hãy dành thời gian tham gia khóa học đào tạo hoặc trải nghiệm công việc thực tế tại các spa, thẩm mỹ viện, qua đó có thêm kinh nghiệm vận hành và giúp spa hoạt động tốt.
  • Thiết lập mục tiêu kinh doanh dựa theo mô hình SMART, đảm bảo tính cụ thể, chi tiết, có thể đo lường được và phù hợp với tình hình hiện tại của tiệm spa.
  • Bạn cần dành thời gian phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mình so với đối thủ cạnh tranh.
  • Hãy tạo dựng cho mình nhiều mối quan hệ với những người đang kinh doanh, có mục tiêu mở cửa tiệm spa hoặc có nhu cầu trải nghiệm dịch vụ spa. Họ sẽ là người chia sẻ cho bạn kiến thức, kinh nghiệm quan trọng phục vụ quá trình kinh doanh hoặc trở thành khách hàng của bạn.

Lập kế hoạch kinh doanh spa sẽ giúp tiệm spa của bạn kinh doanh thuận lợi, ổn định và có cơ hội phát triển hơn. Đây là việc làm không thể thiếu của bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình những kiến thức liên quan để tạo cho mình bản kế hoạch chi tiết nhất, đạt hiệu quả cao và gặt hái được nhiều thành công.

HỢP TÁC ĐỒNG HÀNH

Hành động nhỏ tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy cùng nhau hành động vì một cộng đồng Phát triển & Hạnh phúc bền vững!