Cost Là Gì? Phân Loại Và Những Hiểu Lầm Thường Gặp Về Chi Phí

Các nhà kinh doanh cần lắm rõ khái niệm cost là gì bởi đây là một yếu tố quan trọng có vai trò quyết định trong quá trình duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tìm hiểu khái niệm và một số vấn đề xoay quanh thuật ngữ này trong bài viết dưới đây.

[Giải đáp] Cost là gì?

Cost có nghĩa là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có thể đạt được mục tiêu kết quả của hoạt động kinh doanh, sản xuất. Hiểu đơn giản đó là số tiền mà bạn phải trả để thực hiện được các hoạt động kinh tế, sản xuất, buôn bán nhất định. 

Doanh nghiệp dựa vào chi phí để xác định được việc thực hiện các hoạt động kinh tế có đem lại hiệu quả hay không. Từ đó đưa ra những phương án quản lý, sản xuất, kinh doanh tốt nhất. Đồng thời giúp công ty định hướng được những phương hướng phát triển, tối ưu chi phí, giá thành phù hợp với thị trường.

Trong lĩnh vực kế toán, quản trị cost được phân loại và sử dụng với nhiều phương thức khác nhau. Song chúng vẫn có những đặc điểm chung của chi phí như sau:

  • Cost là nguồn tài nguyên, vật chất, lao động hao phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra vì mục đích sản xuất hoặc kinh doanh.
  • Nguồn hao phí này phải được gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Cost phải được xác định trong khoảng thời gian nhất định và có giá trị được định lượng bằng tiền.

Tìm hiểu ngay: Hàng Tồn Kho Là Gì? 9 Bí Quyết Quản Lý Hàng Tồn Kho Hiệu Quả Nhất

Cost là hao phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được một mục đích kinh doanh nào đó
Cost là hao phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được một mục đích kinh doanh nào đó

Phân loại các loại cost

Cost có tính đa dạng và bao quát với nhiều dạng chi phí khác nhau. Tuy nhiên, cost được phân loại theo 4 tiêu chí dưới đây để phù hợp với quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Dựa vào chức năng hoạt động chia cost thành: Chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất.
  • Dựa vào mối quan hệ với kết quả lợi nhuận kỳ chia thành: Chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm.
  • Dựa vào các nội dung kinh tế chia thành: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí lương, BHYT, chi phí các khoản phụ cấp,…
  • Dựa vào mối quan hệ và khả năng hoạt động chia thành: Định biến, biến phí, chi phí hỗn hợp.

Mối quan hệ giữa chi tiêu và chi phí trong doanh nghiệp

Hiểu được bản chất cost là gì, bạn sẽ có thể phân biệt được các khái niệm chi phí với chi tiêu một cách dễ dàng. Hai khái niệm này thường bị hiểu nhầm và được cho là có ý nghĩa tương tự, song chúng lại hoàn toàn khác nhau. Nếu như chi phí thường gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thì chi tiêu lại là sự suy giảm của các loại vật chất như tiền, tài sản của doanh nghiệp với bất kể hoạt động sử dụng nào.

Ngoài ra cost và chi tiêu không chỉ khác nhau về lượng mà chúng cũng khác nhau nhiều về mặt thời gian. Có những khoản chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa được chi tiêu (ví dụ chi phí trả trước) và cũng như có những khoản tiêu kỳ này nhưng chưa được tính là chi phí (ví dụ chi phí mua nguyên vật liệu).

Xem thêm: Coupon Là Gì? Các Hình Thức Phổ Biến Và Ý Nghĩa Trong Marketing

Chi tiêu không chỉ được dùng cho hoạt động kinh doanh mà bao gôm tất cả các hoạt động khác
Chi tiêu không chỉ được dùng cho hoạt động kinh doanh mà bao gồm nhiều hoạt động khác

Song giữa chi tiêu và cost lại có mối quan hệ qua lại. Sự phát sinh chi tiêu là cơ sở hình thành chi phí, không có chi tiêu sẽ không có chi phí. Hai dòng tiền này trong doanh nghiệp có khả năng chuyển dịch giá trị cho nhau, do đó, nhà kinh doanh phải cần có kỹ thuật hạch toán chúng để dựa vào đó đưa ra những phương hướng phát triển hiệu quả nhất.

Những sai lầm thường gặp của doanh nghiệp về cost

Chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ khái niệm cost là gì và những đặc điểm cơ bản tác động đến nó để có thể có những phương án đầu tư, kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều hiểu lầm về chi phí mà bạn cần tránh, cụ thể:

Hiểu lầm khái niệm giữa chi phí và dòng tiền ra

Cả cost và dòng tiền ra đều là số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra, tuy nhiên chúng lại có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Song vẫn có nhiều người cho rằng chúng giống nhau. Một hiểu lầm thường thấy nhất giữa hai khái niệm này là gộp chi phí trả trước nhiều kỳ vào cùng một kỳ.

Ví dụ: Công ty A thuê nhà xưởng của công ty B trong vòng 6 tháng để phục vụ sản xuất với trị giá 330 triệu đồng. Công ty A tính chi phí bỏ ra cho điện nước, lương nhân viên trong kỳ là 120 triệu đồng.

Công ty A đã tính chi phí cho 6 kỳ là: 330 + 120 = 450 triệu đồng.

Cách tính này của công ty A là hoàn toàn sai vì khoản 330 là chi phí trả trước cho 6 tháng thuê nhà xương nên thực chất chi phí phải bỏ ra cho mỗi tháng là: 330 : 6 = 55 triệu đồng. 

Vậy tổng chi phí công ty A bỏ ra trong 1 tháng là: 55 + 120 = 175 triệu đồng. Như vậy giá trị dòng tiền ra của công ty A là 33 triệu nhưng chi phí thực tế cho tháng sau chỉ là 175 triệu đồng.

Nhầm lẫn khái niệm chi phí và hàng tồn kho

Khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu mà ghi nhận toàn bộ giá trị tiền bỏ ra là chi phí là không chính xác. Bởi lẽ, nguyên vật liệu chỉ khi nào được đưa vào sản xuất thì mới được gọi là chi phí doanh nghiệp. 

Do vậy, khi nguyên vật liệu còn đang ở trong kho, chưa được cho vào sản xuất thì vẫn là một dạng hàng tồn kho (một loại tài sản) của doanh nghiệp chứ không phải cost.

Tham khảo: Marketing Mix Là Gì Và Các Mô Hình Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Hàng tồn kho chỉ trở thành chi phí khi chúng được đưa vào quá trình sản xuất
Hàng tồn kho chỉ trở thành chi phí khi chúng được đưa vào quá trình sản xuất trong

Bỏ sót các khoản cost trong doanh nghiệp

Có rất nhiều khoản cost đáp ứng đầy đủ điều kiện để ghi nhận chi phí nhưng lại bị bỏ qua, tiêu biểu là khoản lương của người điều hành doanh nghiệp. Vì họ tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý, điều hành, phát triển nên lương của họ cần được đưa vào chi phí quản lý. Điều này đảm bảo cho tính chính xác, minh bạch khi theo dõi doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền của công ty.

Cost được ghi nhận sau khi có hóa đơn

Đây là một sai lầm của doanh nghiệp khiến cho các dữ liệu nội bộ bị sai lệch. cost chỉ được ghi nhận nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện là: Tài sản giảm, nợ phải trả tăng, bảo đảm nguyên tắc phù hợp. Do vậy, việc ghi nhận chi phí không phụ thuộc vào thời điểm nhận hóa đơn nên nếu doanh nghiệp ghi nhận sẽ làm sai lệch số liệu kế toán.

Giải pháp giúp bạn tối ưu chi phí trong doanh nghiệp

Hiểu rõ khái niệm cost là gì sẽ giúp bạn quản trị doanh nghiệp được tốt hơn, dưới đây là một số gợi ý giúp bạn tối ưu được chi phí hiệu quả:

  • Thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong quá trình sản xuất sẽ là giải pháp giúp giảm chi phí tốt nhất. Song việc đầu tư, đổi mới công nghệ đòi hỏi một nguồn vốn lớn nên doanh nghiệp cần có những kế hoạch cụ thể để khai thác và huy động vốn hiệu quả.
  • Thường xuyên giám sát, kiểm tra, đánh giá tài chính doanh nghiệp đối với việc sử dụng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Đừng bỏ lỡ: Chăm Sóc Khách Hàng: Mô Tả Chi Tiết Công Việc Và Yêu Cầu Cơ Bản

Thường xuyên đánh giá tài chính doanh nghiệp sẽ giúp kiểm soát cost tốt hơn
Thường xuyên đánh giá tài chính doanh nghiệp sẽ giúp kiểm soát cost tốt hơn
  • Quản trị tài chính doanh nghiệp phải đảm bảo luôn tiết kiệm chi phí kinh doanh tối đa, giúp giảm giá thành sản phẩm, tăng doanh thu.
  • Luôn không ngừng nâng cao và hoàn thiện quy trình sản xuất, tổ chức lao động doanh nghiệp. Giảm đến mức tối đa các tổn thất, hư hỏng trong quá trình làm việc. Điều này, giúp doanh nghiệp giảm chi phí và giá thành sản phẩm.
  • Tự xây dựng quy chế tiền lương đảm bảo định mức lao động và đời sống nhân viên. Từ đó giúp tăng năng suất lao động, tăng doanh thu, giảm chi phí sản xuất.

Việc hiểu được khái niệm cost là gì có ý nghĩa vô cùng lớn đối với doanh nghiệp trong việc quản lý quá trình sản xuất, kinh doanh. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu được vai trò của chi phí đối với sự phát triển của công ty và biết cách tối ưu chi phí một cách hiệu quả nhất

HỢP TÁC ĐỒNG HÀNH

Hành động nhỏ tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy cùng nhau hành động vì một cộng đồng Phát triển & Hạnh phúc bền vững!