Bán Phá Giá Là Gì Và Cách Thức Kiểm Soát Giá Hiệu Quả
Khái niệm “bán phá giá” đã vô cùng quen thuộc trong các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Hành vi này được xem như một biểu hiện của sự tiêu cực và cần được kiểm soát, loại bỏ. Vậy bán phá giá là gì và làm thế nào để chống bán phá giá hiệu quả nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về cách thức bán hàng này.
Thuật ngữ bán phá giá là gì?
Bán phá giá (Dumping) là một khái niệm chung của thị trường kinh doanh và được xuất phát điểm từ thương mại quốc tế. Theo đó, các sản phẩm được bán vào thị trường với mức giá thấp hơn giá thành sản xuất được xem là hành vi bán phá giá.
Bán phá giá là gì? Dưới góc độ pháp luật, hành vi này của doanh nghiệp được xem là bất hợp pháp là biểu hiện cố tình hạ giá làm tăng khả năng cạnh tranh cho cá nhân, đánh bại đối thủ khác nhằm chiếm lĩnh thị trường.
Vì sao nói hành vi bán phá giá sẽ tạo ra sự cạnh tranh không công bằng cho doanh nghiệp? Đó là bởi khi mặt hàng đi vào thị trường có giá thấp hơn cả giá thị trường hiện có thì những nhà sản xuất hiện tại sẽ là người chịu thiệt. Do đó, bán phá giá cần được ngăn chặn để đảm bảo quyền lợi chung cho người kinh doanh cũng như khách hàng.
Tìm hiểu thêm: Coupon Là Gì? Các Hình Thức Phổ Biến Và Ý Nghĩa Trong Marketing
Các hình thức bán phá giá
Hiện nay, bán phá giá được chia ra thành 2 loại chính đó là phá giá độc quyền và phá giá không độc quyền.
- Doanh nghiệp phá giá độc quyền
Các đơn vị lợi dụng giá cả để làm lũng đoạn thị trường bằng cách giảm giá sản phẩm thấp hơn giá nội địa. Điều này tạo ra sự cạnh tranh gay gắt và loại trừ đối thủ ra khỏi thị trường. Sau khi đã thành công, doanh nghiệp sẽ nâng mức giá dần lên và tạo thành thế độc quyền trong nước.
Bán phá giá độc quyền bị các chuyên gia kinh tế đánh giá là hành vi vi phạm thô bạo về nguyên tắc cạnh tranh. Hình thức này chủ yếu nhằm đến mục tiêu độc quyền hóa doanh nghiệp và gây ra nhiều bất ổn cho nền kinh tế.
Phá giá độc quyền chiến lược là hành vi phá giá nằm trong chiến lược cạnh tranh tổng thể của nước xuất khẩu. Bên cạnh đó, phá giá độc quyền cướp đoạt là việc cố tình định vị giá thấp để “bóp chẹt” đường sống của các doanh nghiệp đối thủ nhằm dành vị trí độc quyền.
- Hành vi bán phá giá không độc quyền
Doanh nghiệp có thể tiến hành bán phá giá bền vững bằng cách giữ giá sản phẩm trên thị trường quốc tế luôn thấp hơn giá nội địa. Phương án này sẽ giúp đơn vị đạt lợi nhuận ở mức cực đại chỉ sau một thời gian ngắn.
Hình thức bán phá giá không độc quyền theo chu kỳ là cách để doanh nghiệp giải quyết gấp các vấn đề khó khăn về tài chính đang gặp phải. Sau khi đã ổn định, đơn vị sẽ nâng mức giá sản phẩm trở về trạng thái cân bằng. Cách làm này thường được áp dụng để giải quyết hậu quả của việc hàng hóa dư thừa, tồn kho.
Điều kiện để áp dụng biện pháp chống bán phá giá hàng hóa
Theo WTO (Tổ chức thương mại thế giới), không phải tất cả hàng hóa nước ngoài bán phá giá là nước nhập khẩu có quyền áp dụng biện pháp cứng rắn. Điều này chỉ có thể thực hiện được sau quá trình kiểm tra của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu với các điều kiện:
Tham khảo: Hóa Đơn Đỏ Là Gì? Vai Trò Và Thông Tin Quan Trọng Cần Nhớ
- Hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá theo biên độ bằng hoặc hơn 2%. Biên độ này được tính theo công thức: Biên độ phá giá = (giá thông thường – giá xuất khẩu)/giá xuất khẩu.
- Có mối quan hệ giữa việc bán phá giá và hậu quả của nó đối với thị trường và người tiêu dùng.
- Ngành sản xuất sản phẩm trong nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể do tác động của hàng hóa bán phá giá.
Khi các thông tin trên được xác minh đầy đủ, các doanh nghiệp, đại diện ngành hoặc cơ quan của nước nhập khẩu hoàn toàn có thể khởi kiện. Có đến 95% các vụ kiện chống bán phá giá đều xuất phát từ ngành sản xuất nội địa của các nước nhập khẩu hàng hóa.
Làm sao để chống bán phá giá?
Bán phá giá là gì và các biện pháp ngăn chặn chúng ra sao? Để giải quyết tình trạng này, các nước nhập khẩu có thể can thiệp tạo ra sự cân bằng cho thị trường bằng cách:
Áp dụng thuế vào trong hoạt động bán phá giá
Chống bán phá giá bằng thuế quan đang là giải pháp được áp dụng nhiều nhất tính đến thời điểm hiện tại. Phương pháp này mang đến hiệu quả tốt và dùng cho tất cả những sản phẩm đã bị kết luận thuộc danh mục hàng bán phá giá, gây thiệt hại cho ngành sản xuất của nước nhập khẩu.
Nguyên tắc của việc áp dụng thuế đó là mức thuế sẽ không cao hơn biên phá giá của từng doanh nghiệp. Nếu đơn vị đó không nằm trong cuộc điều tra, mức thuế áp dụng cho họ sẽ thấp hơn hoặc bằng với biên phá giá trung bình của tất cả các doanh nghiệp đã bị điều tra.
Có thể bạn quan tâm: Cost Là Gì? Phân Loại Và Những Hiểu Lầm Thường Gặp Về Chi Phí
Thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá yêu cầu chỉ được nhỏ hơn hoặc kéo dài tối đa 5 năm kể từ khi có quyết định. Nếu trong thời điểm này có doanh nghiệp mới giá nhập thị trường, nhà xuất khẩu này vẫn chịu mức thuế đang triển khai cho đến khi có quyết định về mức đóng thuế riêng.
Biện pháp tự vệ của thị trường nội địa
Khác với áp dụng thuế, giải pháp tự vệ này sẽ tạm thời hạn chế hoạt động nhập khẩu một số hàng hóa đang bán phá giá. Bởi các loại sản phẩm này đang là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với kinh tế và các ngành sản xuất trong nước.
Nước nhập khẩu được quyền tiến hành biện pháp tự vệ khi đã điều tra và chứng minh được các điều kiện dưới đây:
- Nhóm hàng hóa nhập khẩu tăng một cách đột biến và gây tác động giá cả trong nước nghiêm trọng.
- Ngành cạnh tranh với sản phẩm đó đang bị thiệt hại và đe dọa đến sự tồn tại của doanh nghiệp trong nước.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng hóa nhập khẩu tương quan với các thiệt hại của đơn vị trong nước.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về hình thức bán phá giá là gì cũng như cách thức để chống bán phá giá hiệu quả. Hi vọng qua nội dung này, các doanh nghiệp đã có thêm kiến thức cho bản thân mình trong hành trình kinh doanh bền vững.