Kinh Doanh Coworking Space Là Gì? Cơ Hội Và Bí Quyết Thành Công
Những năm gần đây, tại các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang phát triển một mô hình làm việc mới, vô cùng thông minh, hiện đại và hữu ích có tên gọi Coworking Space. Không gian làm việc chung mang đến nhiều ưu điểm, cơ hội, tăng khả năng thành công cho các doanh nghiệp. Bạn đọc quan tâm hãy cùng tìm hiểu về mô hình này cùng một số bí quyết kinh doanh Coworking Space hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Kinh doanh Coworking Space là mô hình gì?
Coworking Space hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt với những người trẻ. Mô hình này được hiểu là chia sẻ không gian làm việc chung bao gồm chỗ ngồi làm việc, phòng làm việc, phòng họp. Tại một số tổ chức kinh doanh Coworking Space còn có một số tiện ích như phòng máy chiếu, máy in, máy fax, bếp ăn, đồ ăn vặt miễn phí,….
Coworking Space được hình thành từ 2 yếu tố cốt lõi là tiện ích và cộng đồng. Mô hình này mang đến không gian, phong cách làm việc chuyên nghiệp, phóng khoáng và đầy mới mẻ, khác hoàn toàn so với hình thức làm việc truyền thống, mỗi công ty, tổ chức một văn phòng riêng.
Kinh doanh Coworking Space hướng đến những đối tượng sau:
- Người làm việc tự do: Thông thường những người làm nghề Freelance sẽ không làm việc tại một văn phòng cố định, thay vào đó họ thường ngồi tại quán cafe hoặc tại nhà để xử lý công việc. Nếu lựa chọn mô hình Coworking Space, họ sẽ không còn cảm thấy cô lập hoặc khó chịu khi làm việc một mình. Không gian làm việc chia sẻ sẽ mang đến nhiều lợi ích để những người Freelancer linh động lựa chọn thời gian và kết nối được với những người bạn mới.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Doanh nghiệp SME – vừa và nhỏ cũng là đối tượng thường sử dụng mô hình chia sẻ không gian làm việc vì nó giúp tiết kiệm nhiều chi phí, đồng thời vẫn mang đến nhiều tiện ích như một văn phòng truyền thống. Bên cạnh đó, Coworking Space cũng hỗ trợ các chiến lược kinh doanh hiệu quả cho các công ty này nhờ việc kết nối đúng người, đúng thời điểm.
- Doanh nghiệp nước ngoài: Các doanh nghiệp nước ngoài có đặc điểm đó là hoạt động theo hình thức mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc chia nhỏ team để dễ dàng tìm hiểu thị trường. Do đó mô hình làm việc Coworking Space sẽ phù hợp với các tổ chức này, vừa đảm bảo yếu tố pháp lý, vừa giúp tiết kiệm chi phí cho công ty.
Tìm hiểu thêm: Gợi Ý 13 Ý Tưởng Kinh Doanh Spa Thú Vị Cho Người Mới Bắt Đầu
Lợi nhuận từ kinh doanh Coworking Space
Do mô hình chia sẻ không gian làm việc đang ngày càng trở nên phổ biến và thay thế các văn phòng làm việc truyền thống, do đó việc kinh doanh Coworking Space hứa hẹn có tiềm năng phát triển và mang đến cho bạn lợi nhuận mong muốn, tuy nhiên sẽ cần khoảng thời gian từ 2 – 5 năm.
Cụ thể lợi nhuận từ mô hình kinh doanh này sẽ đến từ các yếu tố:
Chi phí các thành viên phải trả
Đây chính là nguồn doanh thu chủ yếu khi bạn kinh doanh Coworking Space. Khi có càng nhiều đơn vị tham gia vào gian làm việc chung, bạn sẽ thu về số tiền càng lớn. Mỗi công ty với quy mô, đặc điểm và số lượng thành viên khác nhau sẽ có cấp độ phí thành viên không giống nhau. Mức phí này bao gồm cả phí ban đầu khi thuê không gian làm việc và phí duy trì hàng tháng.
Các tiện ích trong văn phòng
Bên cạnh doanh thu đến từ phí thành viên, các đơn vị kinh doanh Coworking Space cũng có thể tăng nguồn thu và mức lợi nhuận của mình từ các tiện ích, dịch vụ cung cấp đến khách hàng như:
- Phí cho thuê phòng họp, đã bao gồm thiết bị âm thanh, hình ảnh, máy quay phim dành cho hội nghị.
- Chi phí thuê máy photocopy, máy in, máy fax,…
- Máy bán hàng tự động phục vụ nhu cầu cà phê, trà, nước ép, đồ ăn nhẹ.
- Đồ ăn nhẹ, thức uống được bán trong căng tin văn phòng, phục vụ vào giờ nghỉ trưa, giải lao.
- Dịch vụ hỗ trợ khách thông thường và khách VIP.
- Dịch vụ cho thuê bàn ghế, điện thoại,…
- Thuê quảng cáo qua hình thức đặt logo, bảng hiệu của các công ty, doanh nghiệp ở khu vực lễ tân, sảnh lớn,…
Xem thêm: Chi Tiết Công Việc Quản Lý Spa Và Những Yêu Cầu Cơ Bản Nhất
Cơ hội và thách thức khi kinh doanh Coworking Space
Kinh doanh Coworking Space những năm gần đây đang có sự phát triển mạnh mẽ, được nhiều người lựa chọn để phát triển. Mô hình này sẽ mang đến những cơ hội và thách thức nhất định, do đó bạn nên cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định kinh doanh.
Cơ hội
Từ năm 2007 – 2008 là giai đoạn mà Việt Nam đón nhận nhiều công ty startup, doanh nghiệp nhỏ được thành lập, đặc biệt tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Lúc này để có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp này, nhiều chủ đầu tư đã cho thuê các văn phòng ảo ở vị trí trung tâm với mức phí chỉ 3 triệu đồng/tháng, hỗ trợ công ty nhỏ, startup nhanh chóng tìm được địa điểm kinh doanh phù hợp, tiết kiệm chi phí.
Một vài năm sau đó, nhận thấy nhu cầu cần thuê chỗ ngồi cá nhân, nhóm nhỏ đang tăng lên, các chủ đầu tư tiếp tục phát triển mô hình cho thuê chỗ ngồi (Office-tel) để phục vụ nhu cầu của nhóm khách hàng này.
Vào thời điểm năm 2018, thị trường Coworking Space có những bước phát triển mạnh mẽ, nhu cầu thuê không gian làm việc chung tăng không ngừng. Khi đó có 17 đơn vị kinh doanh Coworking Space với 22 địa điểm ở Hà Nội, Hồ Chí Minh. Sau 4 năm, sức nóng của mô hình này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tạo cơ hội lớn cho các công ty, đơn vị đang có ý định tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này.
Thách thức
Bên cạnh cơ hội và những tiềm năng phát triển, kinh doanh Coworking Space cũng có một số thách thức khiến nhiều người lo lắng và còn e ngại khi bắt đầu mô hình này, cụ thể:
- Doanh thu chủ yếu của mô hình kinh doanh này là từ phí thành viên và chi phí cho thuê, cung ứng các dịch vụ, tiện ích cho văn phòng. Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận chỉ ở mức 10 – 15%, do đó bạn phải mất khá nhiều thời gian để có thể thu hồi vốn và tạo ra lợi nhuận, thậm chí từ 2 – 3 năm. Theo đánh giá, kinh doanh Coworking Space chỉ nên dành cho những đơn vị có nguồn lực tài chính mạnh, có định hướng sẽ phát triển lâu dài và hoạt động kinh doanh theo chuỗi, hệ thống.
- Để có thể thu hút và giữ chân khách hàng thuê không gian làm việc lâu dài, bạn cần không ngừng chú ý đến vấn đề nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, thêm nhiều tiện ích, dịch vụ sát với nhu cầu của khách. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên thực hiện hoạt động marketing, khuyến mãi để lôi kéo nhiều khách hàng về cho mình.
- Thông thường, mô hình kinh doanh Coworking Space chỉ phát triển ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và Hồ Chí Minh, tuy nhiên chi phí để thuê mặt bằng diện tích rộng, thoáng mát, sạch sẽ, thuận tiện di chuyển không hề nhỏ. Do đó bạn cần chuẩn bị tiềm lực tài chính vững chắc và nguồn vốn lớn cho sự đầu tư lâu dài trước khi thu về lợi nhuận.
- Vấn đề liên kết cộng đồng khách hàng của không gian làm việc chung không hề đơn giản. Khi đó bạn cần có tư duy chiến lược, tầm nhìn, khả năng phân tích, đánh giá con người và sự am hiểu về nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể kết nối, giúp đỡ họ khi cần thiết.
Tham khảo: Danh Sách Các Mặt Hàng Bán Chạy Cho Công Nhân Nên Kinh Doanh
Chia sẻ bí quyết kinh doanh Coworking Space hiệu quả
Kinh doanh Coworking Space còn khá mới mẻ với nhiều người. Đặc biệt mô hình này có tồn tại một số thách thức, khó khăn nhất định. Do đó nếu muốn bắt đầu thuận lợi và kinh doanh hiệu quả, bạn nên tham khảo một số bí quyết, kinh nghiệm dưới đây:
Phân tích thị trường
Trong kinh doanh, phân tích thị trường, khách hàng vô cùng quan trọng để bạn có thể xác định đúng đối tượng khách tiềm năng sẽ phục vụ, đồng thời lên kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp. Đối với mô hình Coworking Space phổ biến tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, những thành phố nhỏ, khu vực nông thôn gần như không có. Lý do là bởi các công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ tập trung nhiều tại khu vực dân cư đông đúc, phát triển. Do đó bạn nên hướng đến thị trường và nhóm đối tượng này.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu về chân dung khách hàng mục tiêu của mình, họ có thể là người làm việc tự do, doanh nghiệp nhỏ, công ty startup, xác định chính xác mức thu nhập, nhu cầu, đặc điểm, khu vực họ đang sinh sống,… Việc làm này giúp bạn dễ dàng lựa chọn mô hình, vị trí kinh doanh thuận lợi, đồng thời cung ứng dịch vụ đáp ứng được tốt nhất mong muốn của khách hàng.
Chọn mô hình kinh doanh
Kinh doanh Coworking Space có nhiều mô hình khác nhau như cung cấp không gian chung cho Freelancer, tập đoàn lớn, công ty vừa và nhỏ, công ty startup, với mục đích sử dụng để làm việc, làm văn phòng hội thảo, dùng để tiếp thị marketing,…. Sau khi đã phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, đối tượng khách hàng và khả năng tài chính của mình, bạn nên lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp nhất.
Khi đã xác định rõ mô hình kinh doanh, bạn sẽ dễ dàng đưa ra kế hoạch cho việc trang trí, thiết kế không gian, văn phòng, sắp xếp chỗ ngồi hay phát triển các dịch vụ, tiện ích phục vụ khách hàng.
Có thể bạn quan tâm: Hướng Dẫn Xây Dựng Sơ Đồ Quy Trình Bán Hàng 7 Bước Thực Hiện
Chọn mặt bằng kinh doanh Coworking Space
Vị trí, diện tích mặt bằng kinh doanh là yếu tố quan trọng cần được chú ý vì nó sẽ giúp bạn thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và tạo ra được doanh thu và đạt được mục tiêu kinh doanh. Do bạn cung cấp không gian làm việc chung cho nhiều đối tượng, nhiều công ty khác nhau nên cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Vị trí của văn phòng: Trên thực tế, các Coworking Space thường được đặt tại trung tâm thành phố, nơi có dân cư đông đúc, nhiều người qua lại vì nó tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp. Không nên chọn mặt bằng ở khu vực ngoại thành, ít người qua lại, dân cư thấp hoặc không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh, an ninh.
- Mặt tiền của văn phòng: Mặt tiền của văn phòng Coworking Space cũng cần được chú ý vì đây là yếu tố giúp bạn thu hút khách hàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên dễ dàng di chuyển, gửi xe, tránh tình trạng ùn tắc giao thông hoặc nằm trong con ngõ nhỏ sẽ khó đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Diện tích văn phòng: Diện tích văn phòng càng rộng, bạn cần có nhiều khách hàng hơn, tạo không gian thoáng đãng, thoải mái cho mọi người trong quá trình làm việc. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa rằng bạn sẽ phải bỏ ra chi phí thuê ban đầu khá cao, do đó bạn nên cân nhắc trước khi đưa ra quyết định chọn mặt bằng kinh doanh.
Chú ý thiết kế và trang trí không gian văn phòng
Như đã nói, không gian Coworking Space ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng và hiệu quả làm việc của khách hàng. Vậy nên bạn cần có ý tưởng và kế hoạch chi tiết cho việc thiết kế, trang trí không gian văn phòng.
Do Coworking Space là nơi làm việc chung cho nhiều người, không có vách ngăn nên bạn cần thiết kế sao cho không gian thoáng đãng, có sự sáng tạo, năng động, hiện đại và đặc biệt hơn so với văn phòng truyền thống để tránh sự nhàm chán, nhân viên có thể thoải mái sáng tạo.
Bên cạnh đó, hãy đảm bảo mọi thứ trong văn phòng được sắp xếp khoa học, ngăn nắp, không để tình trạng đồ đạc, máy móc ngổn ngang khiến diện tích bị thu hẹp lại, tạo cảm giác bừa bộn, chật chội, không thoải mái. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra, kịp thời sửa chữa các trang thiết bị, máy móc để phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng.
Xây dựng chiến lược marketing khi kinh doanh Coworking Space
Kinh doanh Coworking Space cũng giống như tất cả ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác, bạn cần chú ý phát triển các chiến lược marketing phù hợp để tăng độ nhận diện thương hiệu, thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Bạn nên dựa vào mục tiêu marketing, khả năng tài chính của bản thân và đặc điểm của đối tượng khách hàng đang hướng đến để lựa chọn hình thức truyền thông phù hợp nhất.
- Quảng cáo trên mạng xã hội: Sử dụng các kênh Facebook, Instagram, Tiktok,…. để đăng bài, hình ảnh, video về văn phòng của bạn hoặc các thông tin liên quan mà tập khách hàng mục tiêu của bạn yêu thích để thu hút sự chú ý của họ, từ đó dễ dàng nhận được sự hợp tác khi khách có nhu cầu thuê không gian làm việc chung.
- Tối ưu website: Bạn nên tạo cho mình một trang web và thường xuyên đăng tải bài viết, hình ảnh, video có nội dung hữu ích, thu hút bạn đọc. Sau đó thực hiện chạy quảng cáo hoặc SEO để đẩy nhanh thứ hạng website trên Google. Hình thức này cũng giúp bạn dễ dàng tiếp cận được số lượng lớn khách hàng mục tiêu.
- Thực hiện chương trình khuyến mãi: Khách hàng thường có tâm lý thích mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ được giảm giá, tặng kèm. Vậy nên bạn có thể xây dựng các chương trình khuyến mãi như giảm giá thuê, phí dịch vụ cho khách hàng nhân sự kiện đặc biệt; ưu đãi cho khách hàng VIP; quà tặng cho doanh nghiệp đông thành viên và thuê không gian rộng,…. Những hoạt động này sẽ là công cụ để bạn thu hút khách hàng mới và giữ chân khách cũ, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh.
Xem thêm: Số Hóa Doanh Nghiệp Là Gì? Lợi Ích Đối Với Sự Phát Triển Của Tổ Chức
Nâng cao chất lượng dịch vụ
Không gian làm việc ảnh hưởng rất lớn đến cảm hứng và chất lượng công việc. Do đó nếu muốn thu hút, giữ chân khách hàng, bạn cần chú ý đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ và các tiện ích để tránh cảm giác nhàm chán, khó chịu.
Hãy luôn đảm bảo các loại đồ ăn, thức uống sạch, an toàn, hương vị hấp dẫn, giá cả phải chăng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của khách. Bên cạnh đó, những tiện ích phục vụ khách hàng phù hợp nhu cầu, có sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị chất lượng để quá trình làm việc của khách hàng thuận lợi, hiệu quả. Đây chính là những yếu tố giúp bạn tăng doanh thu, lợi nhuận từ việc kinh doanh Coworking Space.
Bạn nên đổi mới không gian cho thuê sau một thời gian vận hành, có thể sơn lại tường, trang trí với những chậu hoa, cây cảnh hoặc đồ vật mới, thay đổi đèn, ánh sáng của căn phòng sắp xếp lại bàn ghế, thay đổi đồ ăn, thức uống,… Nếu làm được những điều này, chắc chắn trải nghiệm và sự hài lòng của khách sẽ được nâng cao, khi đó bạn sẽ nhận được những sự hợp tác lâu dài và thu hút được những khách hàng mới.
Kinh doanh Coworking Space mang đến cho bạn nhiều cơ hội phát triển, tuy nhiên cũng đi kèm không ít khó khăn, thách thức. Nếu đang có ý định theo đuổi mô hình này, bạn nên tham khảo kỹ thông tin liên quan, đồng thời áp dụng một số bí quyết được chia sẻ trong bài viết trên để quá trình kinh doanh thuận lợi và đạt hiệu quả cao.