12 Bước Quản Lý Công Trình Xây Dựng Đảm Bảo An Toàn, Hiệu Quả
Quản lý công trình xây dựng là việc làm cần thiết và phải đảm bảo theo những Nghị định được Chính phủ đưa ra. Bài viết sau đây sẽ thông tin cụ thể nguyên tắc quản lý cũng như các bước thực hiện để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn.
6 nguyên tắc khi quản lý chất lượng công trình
Theo Điều 4, Nghị định 15/2015 quy định rõ ràng về 6 nguyên tắc về quản lý, theo dõi các công trình xây dựng, cụ thể như sau:
- Công tác khảo sát, thiết kế, thi công phải đảm bảo an toàn cho bản thân công trình cũng như các công trình lân cận, đảm bảo an toàn trong quy trình thi công xây dựng.
- Công trình, hạng mục công trình chỉ được nghiệm thu và sử dụng khi đáp ứng yêu cầu thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tiêu chuẩn áp dụng cho công trình, chỉ dẫn kỹ thuật cũng như các yêu cầu khác sẽ theo nội dung của hợp đồng, quy định pháp luật.
Xem thêm: Quy Trình Đấu Thầu Và Các Bước Tổ Chức Đấu Thầu Mới Nhất
- Tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực, phù hợp với công việc thực hiện, có hệ thống quản lý chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng công việc.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý chất lượng phù hợp với tính chất, quyt mô, nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình.
- Người quyết định đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra, tổ chức thực hiện quản lý chất lượng công trình theo quy định của Pháp luật.
- Cơ quan quản lý nhà nước phải kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình, xử lý các vi phạm về chất lượng theo quy định.
12 bước quản lý công trình xây dựng đảm bảo hiệu quả
Dưới đây là 12 bước quản lý các dự án, công trình xây dựng chủ đầu tư, nhà thầu và bất kỳ ai có liên quan cần biết.
- Bước 1: Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng và thực hiện việc quản lý công trường xây dựng.
- Bước 2: Quản lý các vật liệu, sản phẩm, cấu kiện và các thiết bị sử dụng cho các công trình xây dựng.
- Bước 3: Quản lý các công trình của nhà thầu về tiến độ thi công.
- Bước 4: Giám sát công trình, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công.
- Bước 5: Giám sát tác giả nhà thầu trong quá trình thi công công trình.
- Bước 6: Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình, kiểm định xây dựng trong quá trình thi công.
- Bước 7: Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng và bộ phận xây dựng nếu có.
- Bước 8: Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng, khai thác.
- Bước 9: Thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu có.
- Bước 10: Lập và lưu trữ hồ sơ.
- Bước 11: Hoàn trả mặt bằng.
- Bước 12: Bàn giao công trình.
Một số lưu ý cần nhớ khi thực hiện quản lý
Có một số lưu ý mà bạn cần nhớ khi thực hiện công trình xây dựng bao gồm:
- Nhà thầu thi công tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị mà mốc giới công trình.
- Nhà thầu thi công xây dựng xác định vùng nguy hiểm, thi công đúng hợp đồng, giấy phép, có thiết kế xây dựng công trình.
Đừng bỏ qua: Quản Lý Thu Chi Doanh Nghiệp Là Gì? 4 Cách Quản Lý Hiệu Quả Nhất
- Kịp thời thông báo nếu có sai phạm giữa hồ sơ thiết kế, hợp đồng xây dựng với điều kiện thực tế khi thi công.
- Hồ sơ quản lý chất lượng của công việc phải phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường.
- Dừng thi công với bộ phận, hạng mục công trình phát hiện sai sót, khiếm khuyết về chất lượng,…
- Dừng thi công xây dựng nếu phát hiện nguy cơ tai nạn lao động, mất an toàn lao động và cần có biện pháp khắc phục sớm, đảm bảo an toàn thi công.
- Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu của thiết kế, thí nghiệm kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động.
Trên đây là toàn bộ quy trình quản lý công trình xây dựng cùng một số lưu ý khi thực hiện. Có thể nói, đây là bước rất quan trọng và cần thiết để đảm bảo việc xây dựng diễn ra an toàn, đúng tiến độ. Vậy nên, khi thực hiện thi công, bạn cần kiểm tra, giám sát theo đúng những tiêu chí trên đây.