Chiến Lược Khác Biệt Hóa: Ưu Nhược Điểm Và 4 Chiến Lược Phổ Biến

Chiến lược khác biệt hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi các khác biệt mang đến nhận thức rõ ràng về sản phẩm, dịch vụ, có sự độc đáo sẽ tạo ra được sự thu hút và kích thích nhu cầu mua cao hơn. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết về khác biệt hóa, ưu nhược điểm và 4 chiến lược phổ biến nhất trong bài viết dưới đây.

Bản chất chiến lược khác biệt hóa là gì?

Chiến lược khác biệt hóa có tên tiếng Anh là Differentiation strategy. Khác biệt hóa thường được sử dụng rất nhiều trong các chiến lược marketing của doanh nghiệp. Cụ thể, chiến lược khác biệt hóa là chiến lược tạo ra sản phẩm, dịch vụ được người tiêu dùng đánh giá là độc đáo nhất theo nhận xét của họ nhằm mục đích tạo được lợi thế cạnh tranh, đồng thời kích thích người tiêu dùng mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Khi một công ty thực hiện chiến lược khác biệt hóa sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu khách hàng theo cách mà đối thủ cạnh tranh không thể có được, họ có thể đặt mức giá cao hơn so với mức trung bình của ngành.

Chiến lược khác biệt hóa có tên tiếng Anh là Differentiation strategy
Chiến lược khác biệt hóa có tên tiếng Anh là Differentiation strategy

Để có thể tạo ra được khác biệt hóa, doanh nghiệp có thể thực hiện theo 3 yếu tố chủ yếu đó là: Chất lượng, đổi mới và tính thích nghi với khách hàng.

Một công ty khi theo đuổi chiến lược khác biệt hóa sản phẩm cố gắng tạo sự khác biệt càng nhiều mặt hàng càng tốt. Công ty càng ít bắt chước đối thủ cạnh tranh của mình, càng bảo vệ được khả năng cạnh tranh và sự hấp dẫn của thị trường. Đặc biệt một công ty có thể lựa chọn chỉ phục vụ các đoạn thị trường mà tại đó có lợi thế khác biệt hóa cụ thể.

Trong việc quyết định theo đuổi khả năng riêng biệt nào đó, doanh nghiệp khác biệt hóa sản phẩm tập trung vào chức năng cung cấp lợi thế khác biệt hóa của mình.

Chiến lược khác biệt hóa khi thực hiện đòi hỏi phải có những nguyên tắc vận hành nhất đinh. Để biết doanh nghiệp nên khuếch trương bao nhiêu điểm, cần tránh mắc những sai lầm như: Định vị quá thấp, định vị quá cao, định vị không rõ ràng và định vị đáng ngờ.

Khi thực hiện khác biệt hóa, công ty cần sử dụng ma trận SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình so với đối thủ cạnh tranh, qua đó nắm bắt được điểm yếu của đối thủ, đồng thời nhấn mạnh sự khác biệt và những đặc tính sản phẩm mà đối thủ còn yếu kém.

Xem thêm: Quy Trình Marketing Chuẩn 5 Bước Cho Mọi Ngành Nghề, Lĩnh Vực

Điều kiện để thực thi chiến lược khác biệt hóa là:

  • Quan trọng: Điểm khác biệt đó phải đem lại những lợi ích có giá trị to lớn cho số đông khách hàng mục tiêu.
  • Đặc biệt: Điểm khác biệt hóa chưa có ai tạo ra hoặc chưa được công ty tạo ra một cách đặc biệt.
  • Dễ truyền đạt: Khác biệt hóa cần truyền đạt rõ ràng và giúp người mua dễ nhận biết.
  • Đi trước: Điểm khác biệt không dễ dàng bị đối thủ cạnh tranh sao chép.
  • Phù hợp chi phí: Người mua có đủ khả năng tài chính để chi trả cho những điểm khác biệt đó.
  • Có lời: Công ty nhận thấy những điểm khác biệt hóa sẽ mang đến lợi nhuận cao.
Chiến lược khác biệt hóa giúp sản phẩm, dịch vụ của công ty khác biệt hẳn so với đối thủ
Chiến lược khác biệt hóa giúp sản phẩm, dịch vụ của công ty khác biệt hẳn so với đối thủ

Lợi ích của chiến lược khác biệt hóa trong doanh nghiệp

Khác biệt hóa là một trong những chiến lược được áp dụng nhiều trong chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp. Những lợi ích công ty nhận được khi lựa chọn khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ của mình đó là:

Trở nên khác biệt hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Trong khi nền kinh tế thị trường đang có nhiều thay đổi, biến động như hiện nay, nếu doanh nghiệp không tạo được lợi thế cạnh tranh sẽ rất dễ bị bỏ lại phía sau. Thông qua việc áp dụng chiến lược khác biệt hóa, bạn có thể nhấn mạnh vào sự khác biệt hơn so với đối thủ, qua đó thu hút được tập khách hàng tiềm năng và dễ dàng đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Khác biệt hóa giúp cho nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của bạn trở nên khan hiếm hơn. Cùng với đó, mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh sẽ giảm đáng kể. Do vậy nhờ chiến lược này, doanh nghiệp sẽ có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ và thu về nguồn lợi lớn hơn.

Tạo ra được lượng lớn khách hàng trung thành

Người tiêu dùng thường có sở thích sở hữu một sản phẩm, dịch vụ mang tính độc quyền. Khi sử dụng chiến lược khác biệt hóa cho sản phẩm, dịch vụ của mình, người tiêu dùng sẽ có ít sự lựa chọn hơn và họ sẽ không dễ dàng chấp nhận bất kỳ một nhãn hàng nào khác nếu không bị thuyết phục.

Các công ty lúc này không chỉ có được lợi thế cạnh tranh mà còn thu hút người mua và tạo ra cho mình lượng lớn khách hàng trung thành, qua đó tăng doanh thu và lợi nhuận nhanh hơn.

Có thể bạn quan tâm: Quy Trình Bán Hàng Online 7 Bước Cho Người Mới Bắt Đầu

Chiến lược này tạo ra được lượng lớn khách hàng trung thành
Chiến lược này tạo ra được lượng lớn khách hàng trung thành

Ưu nhược điểm của chiến lược

Chiến lược khác biệt hóa sẽ có một số ưu nhược điểm nhất định, cụ thể như:

Ưu điểm:

  • Doanh nghiệp ít bị cạnh tranh bởi các đối thủ trong ngành do có số lượng lớn tập khách hàng trung thành với nhãn hiệu sản phẩm của công ty, đồng thời sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp khó bị bắt chước.
  • Chiến lược khác biệt hóa giúp doanh nghiệp tạo ra được lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của mình. Thực tế, khi người tiêu dùng đã hài lòng và yêu thích sự khác biệt của bạn, họ sẽ khó có thể chọn được sản phẩm, dịch vụ của các thương hiệu khác nữa.
  • Sự khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ và lòng trung thành của khách hàng có thể tạo hàng rào cản trở sự các công ty khác tìm cách gia nhập ngành. Khi đó, việc loại bỏ các đối thủ cạnh tranh mới được tiến hành dễ dàng mà không gây hao tổn lợi ích. Việc này càng giúp doanh nghiệp của bạn đứng vững được trên thị trường và có cơ hội chiếm vị trí độc quyền.
  • Khác biệt hóa nhấn mạnh và sự khác biệt tích cực so với đối thủ, nhờ vậy lợi ích mang đến cho khách hàng cao hơn bên cạnh khả năng cung cấp đa dạng nhu cầu của khách hàng. Qua đó doanh nghiệp có thể thu được nhiều nguồn lợi, thúc đẩy phát triển bền vững.

Nhược điểm:

  • Khi sử dụng chiến lược khác biệt hóa, khả năng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cũng nhanh chóng bị bắt chước bởi các đối thủ khác trong ngành.
  • Để thực hiện được chiến lược này, doanh nghiệp cần tập trung vào hoạt động nghiên cứu, phát triển, truyền thông, giao tiếp để cung cấp thông tin sản phẩm có tính độc đáo, khác biệt về sản phẩm, dịch vụ của mình so với đối thủ cạnh tranh.
  • Khi theo đuổi chiến lược khác biệt hóa, doanh nghiệp rất dễ đưa ra những sản phẩm với đặc tính cao quá mức cần thiết, dẫn đến tốn kém trong khi khách hàng không cần, không biết đến, không xem trọng hay đánh giá cao.
  • Chi phí để tạo ra khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ khá cao, nếu không cân nhắc, doanh nghiệp có thể chịu tổn thất nặng nề.

Tìm hiểu ngay: Chiến Lược Marketing Mix Là Gì? Tìm Hiểu 7 Thành Tố Quan Trọng

Chi phí để tạo ra khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ khá cao
Chi phí để tạo ra khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ khá cao

4 chiến lược khác biệt hóa phổ biến nhất

Để tạo ra được sự khác biệt hóa so với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều yếu tố như khác biệt về sản phẩm, dịch vụ, nhân sự hoặc hình ảnh. Người làm marketing cần dựa vào nguồn lực và nhu cầu của công ty để lựa chọn chiến lược phù hợp.

Khác biệt hóa sản phẩm

Sản phẩm chính là yếu tố khác biệt hóa được nhận biết rõ rệt nhất khi tác động trực tiếp đến nhu cầu của khách hàng. Trong đó doanh nghiệp có thể tập trung vào các yếu tố phản ánh sản phẩm được sản xuất, bao gồm chất lượng, công dụng, tuổi thọ, độ tin cậy, khả năng sửa chữa, thay thế,…

Doanh nghiệp cần đảm bảo các lợi ích hướng đến khách hàng là tốt nhất, khác biệt rõ ràng với các sản phẩm có chức năng hay công dụng tương tự trên thị trường, khi đó sẽ dễ dàng được khách hàng lựa chọn thay vì sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Khác biệt hóa dịch vụ

Dịch vụ được đáp ứng đối với người mua và người trực tiếp sử dụng. Theo đó chất lượng cung cấp sẽ được khách hàng nhận biết, đánh giá thông qua kết quả sử dụng, đồng thời doanh nghiệp cũng cần chú ý đến cách chăm sóc hay phục vụ cho nhu cầu của khách hàng bên cạnh chế độ bảo đảm, tính hiệu quả. Công ty có thể chú trọng phát triển dịch vụ giao hàng tận nơi, hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, dịch vụ tư vấn, sửa chữa,…. để tạo lợi thế khác biệt cho mình so với đối thủ.

Khác biệt hóa nhân sự

Nhân sự được biết đến là bộ mặt phản ánh thương hiệu nội bộ, đồng thời là người thực hiện các đầu mục công  việc cụ thể trong quá trình triển khai chiến lược. Đội ngũ nhân sự tốt có thể đảm bảo chất lượng tốt trong hoạt động sản xuất hay kinh doanh. Công ty có thể đào tạo, huấn luyện nhân viên của mình tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh, từ đó mang đến những trải nghiệm hài lòng khi tiếp xúc với khách hàng. Nhân sự cần trau dồi kỹ năng, kiến thức cần thiết, có sự nhã nhặn, tin cậy, nhiệt tình và giao tiếp tốt.

Tham khảo: Các Loại Chiến Lược Thâm Nhập Thị Trường Và Quy Trình Xây Dựng

Doanh nghiệp có thể đào tạo nhân viên luôn nhiệt tình, lịch sự để tăng sự hài lòng cho khách hàng
Doanh nghiệp có thể đào tạo nhân viên luôn nhiệt tình, lịch sự để tăng sự hài lòng cho khách hàng

Chiến lược khác biệt hóa hình ảnh

Hình ảnh là yếu tố phản ánh thương hiệu, giá trị của doanh nghiệp trong đánh giá của khách hàng cũng như các chủ thể liên quan trên thị trường. Hình ảnh này sẽ mang đến sự tin tưởng hay đề cao chất lượng dịch vụ đi kèm giá cả của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Công ty có thể chú trọng đến các đặc điểm nhận dạng như tên gọi, logo, nhãn mác, không khí cửa hàng, văn phòng, sự kiện,…

Chiến lược khác biệt hóa được xem là chìa khóa để các thương hiệu thỏa sức sáng tạo, đổi mới và khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Nếu doanh nghiệp thành công với chiến lược này sẽ gặt hái được những thành quả lớn và dễ dàng đạt được mục tiêu đã đề ra. Các marketers nên dựa vào nhu cầu, khả năng của công ty để lựa chọn chiến lược khác biệt hóa phù hợp nhất.

HỢP TÁC ĐỒNG HÀNH

Hành động nhỏ tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy cùng nhau hành động vì một cộng đồng Phát triển & Hạnh phúc bền vững!